Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao

Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao
Ngày đăng: 03/06/2013

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

Theo đánh giá kết quả chăn nuôi năm 2012 của Sở NN&PTNT, tổng đàn heo trong tỉnh có 233.023 con, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2011; đàn gia cầm có 1.814.369 con, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Những khó khăn trong chăn nuôi

Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi không ổn định, trung bình tăng từ 14-17% (9.000-12.000 đồng/kg). Hiện tại, tỉnh chưa có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, nguồn thức ăn phải nhập từ các tỉnh.

Số lượng trại chăn nuôi heo hiện có là 18 trại, trại chăn nuôi gia cầm chưa có, phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình nên hiệu quả kinh tế thấp, tình hình dịch bệnh liên tiếp xảy ra.

Đối với nguồn giống, Trung tâm Giống nông nghiệp hiện có trên 500 heo nái giống, đáp ứng được một phần nhu cầu con giống nuôi trong nhân dân. Đối với giống gia cầm, toàn tỉnh có 20 cơ sở ấp trứng, hằng năm xuất lò khoảng vài trăm ngàn con giống, không đáp ứng đủ nhu cầu của người chăn nuôi nhiều năm qua.

Chính điều đó đã tạo điều kiện cho con giống trôi nổi xâm nhập thị trường trong tỉnh, làm cho công tác quản lý con giống gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác tiêm phòng gặp không ít khó khăn trong những năm gần đây do đa số bà con nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Tiến độ tiêm phòng chậm, lực lượng, mạng lưới thú y cơ sở mỏng, năng lực hạn chế. Thời gian qua, ngành chăn nuôi của tỉnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tình hình thời tiết và dịch bệnh.

Riêng năm 2012, tổng số heo bệnh 14.811 con, tăng 1.944 con so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm cũng phát hiện một ổ dịch bệnh tai xanh trên heo, 2 ổ dịch cúm trên gia cầm.

Hiện nay, tỉnh chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, chủ yếu người dân chăn nuôi theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch sắp xếp khu vực mua bán sản phẩm động vật cũng chưa được địa phương và người dân quan tâm đúng mức.

Phát triển chăn nuôi tập trung, hàng hoá, hiệu quả, bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, đây là mục tiêu hàng đầu để từng bước đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Giải pháp phát triển chăn nuôi hợp lý

Cần quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, có chính sách đầu tư hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi tập trung để vừa thực hiện được chăn nuôi an toàn sinh học, vừa quản lý việc xử lý ô nhiễm là điều đang đặt ra đối với ngành chức năng.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi theo hướng liên kết nông hộ tập trung. Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi của doanh nghiệp và gia trại, trang trại.

Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hợp đồng giữa các chủ trang trại có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm liên kết với các gia trại, trang trại nhỏ hơn. Quy hoạch tổ chức lại vùng có đủ điều kiện để hướng tới chăn nuôi tập trung và hiện đại.

Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi biết các quy định của Nhà nước về điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh thú y và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Vận động người chăn nuôi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang phương thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp và an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Thông tin, tuyên truyền, quảng bá các công nghệ chăn nuôi; quy trình kỹ thuật chăn nuôi; kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh… cung cấp các địa chỉ trang trại sản xuất giống đủ tiêu chuẩn và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi. Phổ biến các chủ trương, chính sách về chăn nuôi của Chính phủ và của Bộ NN&PTNT đến người chăn nuôi.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tiêm phòng miễn phí một số bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm như bệnh tai xanh, cúm gia cầm... Mở rộng mạng lưới dịch vụ cung ứng vắc-xin, trong đó có vắc-xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để người chăn nuôi chủ động tiêm phòng phòng chống dịch bệnh.

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng những mô hình trình diễn chăn nuôi như: công nghệ khí sinh học (biogas); sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi cho môi trường (đệm lót sinh học, sản phẩm vườn sinh thái, EM, men vi sinh trộn thức ăn...) cho người chăn nuôi để từng bước cải thiện môi trường chăn nuôi./.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận khắc khoải làng cá cơm Bình Thuận khắc khoải làng cá cơm

Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.

03/07/2015
Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm? Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm?

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.

03/07/2015
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam những dấu hiệu khả quan Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam những dấu hiệu khả quan

QI/2015 XK cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến QII, XK sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.

03/07/2015
EEU mở cơ hội mới cho cá tra An Giang EEU mở cơ hội mới cho cá tra An Giang

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (gọi tắt là EEU) đã được Thủ tướng 5 nước thành viên ký kết ngày 29-5-2015. Theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra, EEU sẽ mở đường cho cá tra của tỉnh vào thị trường các nước này ngày một nhiều hơn.

03/07/2015
Triển vọng với mô hình nuôi bò thịt Triển vọng với mô hình nuôi bò thịt

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Tham gia dự án, từ 64 con bò giống, các hộ chăn nuôi đã cung cấp cho thị trường 144 con bò thịt thương phẩm và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác từ mô hình này.

04/07/2015