Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Cá + Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Mô Hình Cá + Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập
Ngày đăng: 18/12/2013

Trong hai năm 2012 - 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện Dự án phát triển mô hình cá + lúa tại những địa bàn khó khăn thuộc 12 tỉnh, thành trong cả nước gồm 3 tỉnh miền núi phía Bắc, 6 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích thực hiện trong khuôn khổ dự án 73 ha với tổng kinh phí đầu tư lên đến trên 5,5 tỉ đồng.

Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các tỉnh trong vùng dự án xây dựng và nhân rộng mô hình cá + lúa với mức phấn đấu đạt năng suất bình quân 1,5 tấn cá thương phẩm/ha đối với mô hình nuôi xen canh, từ 5 tấn cá/ha trở lên đối với mô hình nuôi luân canh, đồng thời tập huấn kỹ thuật nuôi cho 1.260 nông dân trong nỗ lực đúc kết và nhân ra diện rộng tạo thành phong trào.

Tại Tiền Giang, dự án được triển khai ở hai huyện Cai Lậy và Cái Bè đều đạt những kết quả tốt, giúp bà con đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất theo hướng "chung sống với lũ". Anh Trương Văn Xóm, cư ngụ tại xã Tân Phú (Cai Lậy), một trong những nông dân tích cực tham gia mô hình cho biết, anh được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm bờ bao, phân bố lịch thời vụ sản xuất theo mô hình mới.

Vào vụ nuôi cá, anh được cấp 12.000 con cá sặc rằn giống, 2.250 con cá rô đồng và 750 con cá mè vinh thả nuôi trên diện tích 1.500 m2 đất lúa. Đến kỳ thu hoạch, trọng lượng bình quân cá rô đồng đạt 170 g đến 200 g/con, mè vinh 150 - 200 gr/con, cá sặc rằn đạt 75 - 80 gr/con, sản lượng thu hoạch ước trên 7 tấn cá thương phẩm.

Để mô hình thành công, trong vụ lúa trước đó anh còn được hướng dẫn áp dụng "ba giảm, ba tăng" và các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, giảm phân bón và thuốc trừ sâu nên giảm được chi phí. Chỉ riêng lợi nhuận từ nuôi cá trên 70 triệu đồng/ha cộng thêm lãi từ trồng lúa, mỗi ha cho thu nhập gần 100 triệu đồng, cao gấp đôi độc canh cây lúa.

Hiện nay, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt trong nội đồng lên 3.200 ha. Ngoài dự án lúa + cá do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ, các địa phương đang nhân rộng các mô hình lúa + cá giống, lúa + thủy sản khác,... thiết thực giúp nông dân tháo gỡ khó khăn để vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Vượt chỉ tiêu xây, lắp hầm biogas Vượt chỉ tiêu xây, lắp hầm biogas

8 tháng đầu năm 2015, đã có gần 2.200 công trình biogas được xây, lắp mới tại tỉnh Phú Thọ.

02/10/2015
Rừng dẻ Lục Nam Rừng dẻ Lục Nam

Hiếm nơi nào có được rừng dẻ tự nhiên có tuổi đời ngót trăm năm như các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lục Nam (Bắc Giang).

03/10/2015
Phân bón Văn Điển cho cây thanh long Phân bón Văn Điển cho cây thanh long

Thanh long là cây có giá trị kinh tế cao, đầu ra thuận lợi, vừa tiêu thụ nội địa vừa xuất khẩu nên trong những năm gần đây diện tích cây trồng này phát triển nhanh.

03/10/2015
Đánh kẻng gọi lợn rừng Đánh kẻng gọi lợn rừng

Chiều sâm sẩm, tiếng kẻng sắt vang vọng khắp núi rừng Tam Đảo. Từ trên núi, từng đàn lợn rừng ước tính hàng trăm con lục tục kéo về một khu trang trại rộng gần chục ha.

03/10/2015
Tập huấn nuôi ngan Tập huấn nuôi ngan

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi ngan cho 100 hộ nông dân ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương.

03/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.