Hướng Đến Cánh Đồng Mẫu Lớn Trên Đất Lúa - Tôm

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.
* Ông Phan Minh Quang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT:
Lúa - tôm là mô hình hiệu quả
Lúa - tôm là mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững về môi trường. Nếu nông dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đúng lịch thời vụ nuôi tôm và trồng lúa thì mô hình này đem lại lợi nhuận khá cao.
Thời gian gần đây, một số nông dân đã thả xen thêm 1 vụ cá trong ruộng khi trồng lúa, thả cua khi nuôi tôm. Mô hình nuôi trồng kết hợp này bước đầu mang lại thành công đáng kể, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, cải tạo môi trường tốt hơn. Có thể nói, đây là chiều hướng thuận lợi khi nông dân biết tận dụng nuôi trồng kết hợp trên cùng đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, một số hộ ở huyện Hồng Dân cũng đã thí điểm sản xuất 2 vụ lúa - 1 vụ tôm bước đầu đạt hiệu quả khả quan.
* Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long:
Thành lập những cánh đồng mẫu lớn trên đất lúa - tôm
Trên cơ sở vụ lúa thu đông năm 2012, tỉnh đã đầu tư một mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích 45ha ở xã Phước Long (huyện Phước Long).
Năm nay, UBND huyện Phước Long chỉ đạo xã Phước Long và thị trấn Phước Long tiếp tục xây dựng hai mô hình CĐML trên đất lúa - tôm. Xã Phước Long chọn ấp Phước Thọ, còn thị trấn Phước Long chọn ấp Phước Thuận. Hai ấp này thành lập CĐML (trên đất lúa - tôm) với diện tích từ 45 - 50ha/CĐML.
Huyện Phước Long hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật và hỗ trợ 50% lúa giống cho nông dân tham gia mô hình này. Đồng thời, từng bước khuyến khích nông dân nhân rộng và xây dựng những CĐML trên các cánh đồng sản xuất lúa - tôm.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.