Hưng Yên xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn
Hưng Yên hiện có khoảng 3 nghìn ha nhãn, trồng tập trung tại thành phố Hưng Yên và các huyện: Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động; trung bình sản lượng đạt khoảng 40 nghìn tấn/năm, thu nhập hơn 700 tỷ đồng/vụ. Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, các ngành hữu quan, nông dân đã tích cực ứng dụng khoa học, đưa giống nhãn có năng suất, chất lượng quả ngon vào thâm canh nên có uy tín trên thị trường mang lại giá trị thu nhập cao.
Tại hội nghị, doanh nghiệp thu mua được giới thiệu thêm thông tin về nhãn lồng – đặc sản chỉ có riêng tại Hưng Yên. Các doanh nghiệp đều đánh giá cao chất lượng của nhãn Hưng Yên, đồng thời đề xuất các chủ vườn cần thực hiện các giải pháp như: Bao lưới, gắn tem nhãn cho quả; tỉnh và ngành chức năng hỗ trợ để đẩy mạnh truyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm… nhằm giúp thị trường, người tiêu dùng phân biệt rõ sự khác biệt giữa nhãn Hưng Yên và nhãn ở những vùng khác.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp và đại diện vùng sản xuất nhãn ở xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) và xã Hàm Tử (Khoái Châu) đã ký kết bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 15/8, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị đầu bờ Khóa đào tạo giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau cho 30 học viên là các cán bộ BVTV của 6 huyện trên địa bàn TP.
Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…
Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.
Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.
Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…