Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Huấn luyện giảng viên

Huấn luyện giảng viên
Tác giả: NGUYÊN HUÂN
Ngày đăng: 17/12/2015

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết: Mỗi lớp TOT bố trí tối đa 30 học viên, thời gian học 14 buổi, từ đầu vụ đến cuối vụ, mỗi lớp bố trí tối thiểu 2 giảng viên.

Trong khi đó, hàng năm có hàng trăm lớp thử nghiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật IPM cho nông dân nên cần có đội ngũ giảng viên IPM rất lớn.

Đặc biệt, ngày 23/11/2012 UBND TP Hà Nội có Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND về việc chuyển giao nguyên trạng tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác kỹ thuật chăn nuôi thú y, thú y viên thôn bản; kỹ thuật trồng trọt BVTV thuộc các xã phường, thị trấn về Sở NN-PTNT quản lý.

Hiện Chi cục quản lý 423 nhân viên kỹ thuật trồng trọt, BVTV sau khi tuyển dụng sẽ là viên chức làm việc trực tiếp tại cấp xã.

Với đội ngũ cán bộ đông đảo này, Hà Nội kỳ vọng họ sẽ tham mưu giúp lãnh đạo các địa phương công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trồng trọt và BVTV trong xây dựng kế hoạch, SX, phòng chống dịch bệnh, chương trình dự án, văn bản quản lý nhà nước,…

Một nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng được đặt lên vai đội ngũ kỹ sư trẻ là công tác nắm bắt tình hình tiến độ SX, sâu bệnh đến tình hình kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp… để phối hợp với các ban ngành địa phương.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên kỹ thuật chính là lực lượng nòng cốt để tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người nông dân.

Để hoàn thành nhiệm vụ tương đối nặng nề trên, ngoài kiến thức lý thuyết các nhân viên kỹ thuật cần phải có kiến thức thực tiễn từ đồng ruộng.

Các lớp TOT nhằm mục đích đưa kỹ sư về ruộng đồng để tham mưu giúp địa phương và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cơ sở hiệu quả nhất.

Một giảng viên lớp IPM cụm 6 huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên, Mê Linh, Hoài Đức) chia sẻ, nội dung của lớp TOT chủ yếu đào tạo cho đội ngũ kỹ sư về kỹ năng kỹ thuật (trồng trọt, bảo vệ thực vật), kỹ năng huấn luyện (phương pháp truyền đạt, tiếp cận nông dân), kỹ năng hoạt động nhóm (hoạt động tập thể).

Từ hiệu quả thiết thực của các lớp TOT mang lại, Chi cục BVTV Hà Nội kiến nghị Bộ NN-PTNT sớm ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật, nội dung lớp huấn luyện nông dân (FFS) và huấn luyện giảng viên (TOT) về IPM trên cây rau;

Quy định, nội dung, chính sách hoạt động của tổ chức dịch vụ BVTV cơ sở; quy định, nội dung, chính sách hoạt động của hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) của người SX, kinh doanh và tiêu dùng; chính sách khuyến khích thành lập, liên kết, hợp tác giữa nông dân, HTX và DN.

Tại mỗi khóa học kéo dài 3 tháng, các học viên được học trực tiếp, thực tế bằng thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng từ thiết kế thí nghiệm, làm đất, gieo trồng, bón phân, chăm sóc, thu hoạch, hạch toán kinh tế; quan sát sinh trưởng, sâu bệnh, thiên địch… từ đó thấy được các mối quan hệ trong hệ sinh thái, rút ra biện pháp tối ưu để áp dụng.

Bên cạnh đó, học viên được học các chủ đề đặc biệt thông qua thực hành các thí nghiệm: Sinh lý cây trồng các giai đoạn, nuôi côn trùng, sâu hại và biện pháp quản lý, bệnh hại - tam giác bệnh - ngừa bệnh, vòng đời và chuỗi thức ăn, ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thiên địch, con người, đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV thông qua chỉ số EIQ...

Lê Quang Khải, lớp trưởng một khóa đào tạo giảng viên IPM sau khi tốt nghiệp tâm sự: “Trong vòng 3 tháng tham gia lớp IPM, chúng tôi học được rất nhiều kinh nghiệm mà thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học không bao giờ có được.

Đó là những kinh nghiệm thực tế, kỹ năng mềm, kỹ năng đứng lớp và cả kỹ năng văn nghệ cũng được nâng lên rất nhiều.

Đặc biệt, chúng tôi còn học được rất nhiều kinh nghiệm từ chính người nông dân nên chắc chắn sau này khi về công tác tại các địa phương bản thân mỗi học viên sẽ cảm thấy tự tin hơn vào năng lực chuyên môn của mình.”

Theo ông Nguyễn Duy Hồng, để đưa ra được khuyến cáo về các chỉ tiêu cho bà con nông dân SX dưa chuột, đậu đũa và su hào...

chi cục  cùng các cán bộ kỹ thuật tham gia lớp TOT tiến hành một loạt thí nghiệm trong vụ hè thu từ tháng 6 - 9/2015 tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai.

"Từ những mô hình “người thực việc thực” các cán bộ kỹ thuật BVTV sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để biết được quy trình kỹ thuật, phương pháp huấn luyện, lựa chọn giống, phân bón cũng như thuốc BVTV phù hợp và mang lại hiệu quả, an toàn, qua đó sẽ tự tin hơn khi phổ biến, truyền đạt lại cho nông dân", ông Hồng chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Rau An Toàn Vẫn Chưa Thể An Toàn Rau An Toàn Vẫn Chưa Thể An Toàn

Nhiều cửa hàng treo biển bán rau sạch, nhưng thực tế có phải rau được sản xuất ở vùng rau an toàn không thì chưa thể khẳng định được.

28/06/2012
Rau Trái Vụ Đột Phá Trong Sản Xuất Rau An Toàn Rau Trái Vụ Đột Phá Trong Sản Xuất Rau An Toàn

Với đặc điểm thời tiết nắng nóng, về mùa hè, các loại rau ôn đới như su hào, cải bắp, súp lơ, các loại cải… trên thị trường Hà Nội trở nên khan hiếm, có cầu mà không có cung.

03/09/2014
Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà

Cần có rau an toàn, thế nhưng làm sao để phân biệt rau trồng đại trà, rau an toàn và rau sạch, thì rất ít người tiêu dùng biết. Thậm chí biết, nhưng cũng khó phân biệt được.

12/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.