Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi
HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX bò sữa Long Tân cho biết trước đây, người nông dân chỉ phát triển kinh tế quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa thấy được quyền lợi của mình khi tham gia HTX. Từ khi HTX thành lập đã phát huy hiệu quả, thu hút được đông đảo nông dân. Nhiều hộ làm ngành nghề khác thấy hiệu quả cũng chuyển sang chăn nuôi bò sữa.
Khi mới thành lập, HTX gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó chính là nguồn vốn còn khá hạn hẹp. Nắm bắt được những trăn trở của các hội viên, Ban quản trị HTX đã cùng với Hội Nông dân xã Long Tân có những phương án, chính sách nhằm hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn.
Hiện tại, có 20 hộ chăn nuôi được vay vốn từ Trung ương Hội Nông dân với tổng số tiền 1 tỷ đồng. HTX cũng thường xuyên liên hệ với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn để được hỗ trợ về giống cỏ mới làm thức ăn cho bò.
Con giống cũng được HTX chọn lọc tốt nhất từ các công ty có uy tín. Hiện HTX dự định thuê thêm 3 ha đất để trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn xanh cho bò, giúp hội viên chủ động được nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc vào nguồn cỏ tự nhiên. Các lớp tập huấn chăn nuôi, lớp bồi dưỡng kiến thức về thú y cũng thường xuyên được HTX tổ chức, qua đó giúp nâng cao kiến thức cho bà con nông dân.
Do đặc thù của sản phẩm, nông dân thường bị áp lực ở khâu vận chuyển sản phẩm đến đơn vị thu mua do quãng đường khá xa, thời gian lại hạn hẹp. Để giải quyết khó khăn này, từ tháng 6-2014, trạm trung chuyển sữa đã được HTX khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 8-2014.
Bên cạnh đó, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe vật nuôi cũng được HTX thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; đàn bò được tiêm phòng định kỳ 2 đợt mỗi năm, vào tháng 3 và tháng 9. HTX còn được Trạm Thú y huyện Dầu Tiếng hỗ trợ chi phí vắc xin.
Ông Nguyễn Kim Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Tân cho biết, nghề nuôi bò sữa đã có từ lâu nhưng trước đây, do chưa tìm được hướng đi đúng, bà con đã chuyển sang trồng cây cao su. Gần đây giá cao su có nhiều biến động nên nông dân lại chuyển sang nuôi bò sữa, nghề này bắt đầu phát triển trở lại.
Đến nay, đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao; bình quân mỗi con bò cho 20 lít sữa/ngày, bán với giá khoảng 14.000 đồng/lít, giúp bà con ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Còn tại phường 12, theo thống kê sơ bộ đã có 3 sào nhà kính đang trồng hoa bị gió lốc đánh sập, hơn 6ha hoa các loại của khoảng 60 hộ dân dọc theo hai bên suối bị nhấn chìm trong nước, làm thất thu nặng. Theo UBND phường 12, ước thiệt hại ban đầu phải trên 1 tỷ đồng.
Trồng ớt chỉ thiên không tốn nhiều công chăm sóc, cây ớt có thể thu hoạch trái suốt năm. Mỗi công đất trồng ớt, nông dân có thể thu lợi nhuận trên 50 triệu đồng/năm do giá bán sản phẩm ở mức từ 20.000-60.000 đồng/kg.
Thời gian gần đây, tại các chợ ở cả miền Bắc và miền Nam đều tràn ngập các loại nấm ăn. Chưa bao giờ người tiêu dùng được mua nấm với giá rẻ như hiện nay. Tuy nhiên, nấm ngoại đang tràn vào cạnh tranh với nấm sản xuất trong nước khiến độ an toàn khó kiểm soát hơn.
Sau dưa hấu, giờ đến lượt ớt rớt giá thê thảm vì bị thị trường Trung Quốc từ chối. Nhiều hộ nông dân đang xót xa, tiếc nuối ruộng ớt sai quả nhà mình.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá sầu riêng giảm do thị thị trường Trung Quốc có dấu hiệu tiêu thụ chậm lại, các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng đang thu hoạch rộ sầu riêng nên càng bị dội hàng.