Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi
HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX bò sữa Long Tân cho biết trước đây, người nông dân chỉ phát triển kinh tế quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa thấy được quyền lợi của mình khi tham gia HTX. Từ khi HTX thành lập đã phát huy hiệu quả, thu hút được đông đảo nông dân. Nhiều hộ làm ngành nghề khác thấy hiệu quả cũng chuyển sang chăn nuôi bò sữa.
Khi mới thành lập, HTX gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó chính là nguồn vốn còn khá hạn hẹp. Nắm bắt được những trăn trở của các hội viên, Ban quản trị HTX đã cùng với Hội Nông dân xã Long Tân có những phương án, chính sách nhằm hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn.
Hiện tại, có 20 hộ chăn nuôi được vay vốn từ Trung ương Hội Nông dân với tổng số tiền 1 tỷ đồng. HTX cũng thường xuyên liên hệ với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn để được hỗ trợ về giống cỏ mới làm thức ăn cho bò.
Con giống cũng được HTX chọn lọc tốt nhất từ các công ty có uy tín. Hiện HTX dự định thuê thêm 3 ha đất để trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn xanh cho bò, giúp hội viên chủ động được nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc vào nguồn cỏ tự nhiên. Các lớp tập huấn chăn nuôi, lớp bồi dưỡng kiến thức về thú y cũng thường xuyên được HTX tổ chức, qua đó giúp nâng cao kiến thức cho bà con nông dân.
Do đặc thù của sản phẩm, nông dân thường bị áp lực ở khâu vận chuyển sản phẩm đến đơn vị thu mua do quãng đường khá xa, thời gian lại hạn hẹp. Để giải quyết khó khăn này, từ tháng 6-2014, trạm trung chuyển sữa đã được HTX khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 8-2014.
Bên cạnh đó, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe vật nuôi cũng được HTX thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; đàn bò được tiêm phòng định kỳ 2 đợt mỗi năm, vào tháng 3 và tháng 9. HTX còn được Trạm Thú y huyện Dầu Tiếng hỗ trợ chi phí vắc xin.
Ông Nguyễn Kim Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Tân cho biết, nghề nuôi bò sữa đã có từ lâu nhưng trước đây, do chưa tìm được hướng đi đúng, bà con đã chuyển sang trồng cây cao su. Gần đây giá cao su có nhiều biến động nên nông dân lại chuyển sang nuôi bò sữa, nghề này bắt đầu phát triển trở lại.
Đến nay, đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao; bình quân mỗi con bò cho 20 lít sữa/ngày, bán với giá khoảng 14.000 đồng/lít, giúp bà con ổn định cuộc sống.
Related news
Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.
Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.