Hợp tác và phát triển sản xuất bò giống bài học của Đan Mạch
Dự hội thảo, có Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam C. Laursen, đại diện lãnh đạo Bộ NN và PTNT, Cục Chăn nuôi, Sở NN và PTNT nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cùng một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi bò.
Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có gần 254 nghìn con bò sữa, tăng 26,5% so với năm 2013; có 5,3 triệu con bò thịt, tăng 2,7% so với năm 2014.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
Bên cạnh những mặt làm được, cũng còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, kỹ thuật chăn nuôi bò, việc sử dụng thức ăn, phòng bệnh cho bò...
Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi của Đan Mạch đã chia sẻ các kinh nghiệm về cách thức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, cụ thể: gây giống, lai giống, thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho bò để nâng cao chất lượng sữa, thịt bò; giới thiệu một số bò giống tốt hiện có trên thị trường như Viking Red, Viking Jersey, Viking Holstein...
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đề xuất để sản xuất bò giống tốt hơn trong thời gian tới, đó là cần quản lý chặt chẽ giống bò sữa, bò thịt bảo đảm chất lượng tinh bò đưa vào sản xuất.
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật trong chăn nuôi bò, nhất là các biện pháp kỹ thuật để tỷ lệ thụ thai đối với bò sữa cao hơn.
Hỗ trợ tinh bò thịt chất lượng cao, tinh phân ly giới tính đối với bò sữa, công nghệ cấy truyền phôi vào sản xuất...
Nếu làm tốt, việc sản xuất bò giống ở nước ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng sữa, thịt bò được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.
Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.
Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.
Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.