Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên
Việc hợp tác này là một bước đi chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và triển khai Dự án mắc ca của Him Lam, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông – lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên.
Theo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng và mô hình nhân rộng cho Tây Nguyên”, dự án phát triển diện tích trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam sẽ tạo việc làm cho 200.000 lao động địa phương; tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống lâu dài, tạo ra một bộ phận người giàu ở nông thôn. Dự án này cũng không ảnh hưởng đến cây trồng chiến lược tại địa phương như trà, cà phê vì có thể trồng xen canh; góp phần cải tạo mội trường, cung cấp lượng gỗ lớn trong tương lai lâu dài. Dự án được kỳ vọng mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, nhà đầu tư, chính quyền địa phương. |
Mục tiêu và nội dung hợp tác tập trung vào 5 vấn đề chính: (1) Xây dựng đề án phát triển cây mắc ca giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn 2025. (2) Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao. (3) Hợp tác và chuyển giao công nghệ khoa học, kỹ thuật. (4) Phối hợp quy hoạch vùng trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên. (5) Nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc ca.
Mặt khác, Him Lam cam kết hỗ trợ viện WASI trong công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực góp phần xây dựng WASI trở thành một đơn vị sự nghiệp khoa học có vị thế lớn mạnh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
Được biết, Công ty Cổ phần Him Lam đang từng bước chuyển dịch sang lĩnh vực nông – lâm nghiệp, với định hướng phát triển dự án mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên, là một ngành phát triển bền vững theo mô hình kết nối 4 “nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Theo đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, phát triển kĩ thuật chăm sóc... là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu đối với dự án mắc ca của Him Lam.
Để làm được điều này, Him Lam đã bắt tay vào công tác khảo sát, quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu khoa học, chọn cây giống, áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Tây Nguyên.
Với nền tảng bài bản và khoa học như vậy, Him Lam tự tin có được cây giống cho năng suất cao, có giá trị kinh tế, đảm bảo thu nhập cho người dân. Từ đó giúp người dân có cái nhìn đúng đắn và xác thực về giá trị kinh tế của cây mắc ca.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…
Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?
Theo báo cáo của Phòng NN- PTNT huyện Vạn Ninh, bệnh xuất hiện đã 2 tháng nay, lúc đầu chỉ vài hecta, sau lan rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng… Ngay từ khi diện tích lúa bị bệnh và có dấu hiệu lan rộng, UBND huyện đã kết hợp với Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hoà và Trung tâm BVTV miền Trung tiến hành thu thập mẫu gửi giám định tại Chi cục Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TPHCM và Viện BVTV ngoài Hà Nội.
Nhờ khoanh nuôi, bảo vệ tốt, ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa - Thanh Hoá) khai thác được hàng chục tấn vẹm xanh tại bãi đá ngầm đảo Sụp.