Mộc Châu mảnh đất của những tỷ phú bò sữa
Trao đổi với phóng viên Trang Trại Việt, ông Trương Hoa Bắc – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu nói: “Chưa bao giờ Mộc Châu lại nhiều triệu phú, tỷ phú như bây giờ.
Nhiều hộ dân đồng bào dân tộc trước kia còn thuộc diện chạy ăn từng bữa, chỉ qua mấy năm chăn nuôi bò sữa đã bất ngờ trở thành tỷ phú”.
Trại giống rộng hàng nghìn m2 của Công ty Giống bò sữa Mộc Châu đang nhân nuôi và cung cấp giống chất lượng tốt cho bà con trong và huyện để phát triển kinh tế.
Cũng theo ông Bắc, chương trình chăn nuôi bò sữa Mộc Châu là một chương trình lớn của Sơn La.
Nghề nuôi bò sữa đang tạo công ăn việc làm với thu nhập cao cho hàng trăm hộ ND của tỉnh.
“Đặc biệt, trong năm qua, từ việc áp dụng thành công quy trình chăn nuôi an toàn VietGAP đã không chỉ giúp cho thương hiệu sữa của tỉnh phát triển và được người tiêu dùng ở trên 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đánh giá rất cao và gần như các sản phẩm sữa được sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường” – ông Bắc khẳng định.
Từng biết đến là một hộ khó khăn, sau hơn 10 năm theo nghề bò sữa, đến nay anh Dương Văn Nội ở khu vườn đào 2, thị trấn nông trường Mộc Châu đã có thu nhập trên 1 tỷ/năm
Hai vợ chồng anh Đăng Văn Thắm (43 tuổi) và chị Đỗ Thị Sáu ở khu vườn đào 1, thị trấn nông trường Mộc Châu, (Sơn La) đang cho bò đi luyện tập thể dục để chuẩn bị tham dự cuộc thi “Hoa hậu bò sữa 2016” do Công ty Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức nhằm tuyển chọn ra các giống bò tốt để nhân nuôi, tạo ra các sản phẩm sữa chất lượng tốt cung cấp cho người tiêu dùng cả nước.
“Qua hơn 5 năm nuôi bò sữa, hiện gia đình tôi đang nuôi 45 con, mỗi năm thu hơn 100 tấn sữa, có doanh thu khoảng trên dưới 1 tỷ đồng” – anh Thắm chia sẻ.
Là một trong những mô hình mẫu về chăn nuôi bò, ông Lâm Thanh Chân ở ở khu vườn đào 2, đang là mô hình phát triển nông hộ lý tưởng có thu nhập cao nhất, nhì ở Mộc Châu với mỗi năm lên đến trên 4 tỷ đồng/năm.
Các nghề “ăn theo” chăn nuôi bò sữa như trồng ngô, cỏ nguyên liệu hay làm công nhân cũng đang có thu nhập cao tại Mộc Châu.
Đơn cử như ông Đỗ Đình Ngư, công nhân lấy thức ăn cho bò tại trang trại ông Chân được trả lương trên 5 triệu đồng/tháng.
Giống bò sữa đang nhân nuôi, khai thác sữa tại Mộc Châu là một trong những giống bò tốt nhất thế giới hiện nay.
Đàn bò sữa được chăn sóc tắm rửa, xoa bóp, tập thể dục mỗi ngày, để có thể cho sản lượng và chất lượng sữa tốt nhất.
Đàn bò sữa tại các trang trại được cán bộ, kỹ thuật kiểm tra sức khỏe, chất lượng chăn nuôi mỗi ngày.
Vào khoảng từ 16h đến 18h hàng ngày, tại các trạm thu mua sữa trong huyện luôn tấp nập nhận sữa cho bà con.
Trong những năm gần đây, Công ty Giống bò sữa Mộc Châu đã đầu tư nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới để nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm sữa tốt nhất.
Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết: “Từ việc áp dụng thành công quy trình VietGAP trong chăn nuôi bò sữa cho trên 500 hộ nuôi bò sữa, chúng tôi đang hướng tới mô hình sản xuất hữu cơ”.
Theo ông Chiến, với số lượng đàn bò lên đến trên 18.000 con bò sữa như hiện nay và dự kiến tăng lên 30.000 con vào năm 2020, để tạo lợi nhuận tối đa cho bà con ND nuôi bò, thời gian qua chúng tôi đã đầu tư một số công nghệ tiên tiến như áp dụng khẩu phần thức ăn mới, sử dụng hợp lý cỏ Alfalfa có hàm lượng dinh dưỡng cao, sử dụng thức ăn ủ chua, thức ăn tổng hợp TMR cho đàn bò”.
Có thể bạn quan tâm
Thăm vườn thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang cho thu hoạch của gia đình anh Đỗ Lương Dũng, xã Quang Trung (thị xã Bỉm Sơn), chúng tôi thấy được niềm tâm huyết, tận tụy của người nông dân này.
Nhiều năm nay, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Hơn 3.000 ha lúa được sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, có sự liên kết 4 nhà; hơn 1.000 ha rau quả trồng tập trung được liên kết sản xuất... Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc cung ứng vật tư đầu vào, chưa thực sự chú trọng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Bộ NN-PTNT vừa công bố cấp phê duyệt 4 giống bắp (ngô) biến đổi gien đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gồm Bt 11 và MIR162 của Công ty TNHH Syngenta VN; MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb VN (Monsanto).
Bộ Nông nghiệp và PTNT bác đề xuất nhập khẩu tàu cá của Cty cổ phần Tập đoàn thủy hải sản Trí Việt và Cty cổ phần Đức Khải (TP.Hồ Chí Minh).