Hợp tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nội dung Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong 5 năm (2015 - 2020) được thực hiện trên một số lĩnh vực như: Bảo tồn các loài thủy sinh quý hiếm đang bị đe dọa toàn cầu (trong đó có rùa biển) và bảo tồn các hệ sinh thái biển, ven biển; hợp tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam; nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý để đưa Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam đi vào hoạt động, tạo cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Một trong những lĩnh vực hợp tác chính được đề cập là phối hợp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển 2015 - 2025, bao gồm: Nghiên cứu, trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và nâng cao năng lực trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển và bảo vệ hệ sinh thái.
Hai bên cũng thống nhất phối hợp các hoạt động trong năm 2015, như cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025; xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam; trao đổi thông tin, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu các loài thủy sinh quý hiếm…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao IUCN cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác trong thời gian qua đã phối hợp, tạo điều kiện cho ngành thủy sản qua hình thức hỗ trợ. Với những nội dung rất thiết thực trong bản ghi nhớ này sẽ mở ra những cơ hội mới trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Bởi, ngoài Nhà nước sẽ có các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và vận động xã hội cùng vào cuộc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi thủy sản tiếp tục tái tạo, phát triển và từ đó khai thác bền vững. Hy vọng đây sẽ là một mẫu hình để nhân rộng với các tổ chức quốc tế khác.
Theo ông Vũ Văn Tám, Việt Nam đã quy hoạch 16 khu bảo tồn biển quốc gia. Ngoài bảo tồn biển, Việt Nam cũng đang quy hoạch, bảo tồn các vùng nước nội địa.
Phía Việt Nam mong muốn Bản ghi nhớ hợp tác này khi triển khai sẽ đạt kết quả thực chất để cùng với các cơ quan nhà nước phát huy được nguồn lực xã hội cũng như sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.

Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.

Một trong những giải pháp để hình thành cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Thế nhưng từ cách làm theo kiểu “cắm biển, ghi tên” ở 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định mà chúng tôi đã phản ánh, thì mối liên kết ấy hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo.