Hợp tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nội dung Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong 5 năm (2015 - 2020) được thực hiện trên một số lĩnh vực như: Bảo tồn các loài thủy sinh quý hiếm đang bị đe dọa toàn cầu (trong đó có rùa biển) và bảo tồn các hệ sinh thái biển, ven biển; hợp tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam; nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý để đưa Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam đi vào hoạt động, tạo cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Một trong những lĩnh vực hợp tác chính được đề cập là phối hợp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển 2015 - 2025, bao gồm: Nghiên cứu, trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và nâng cao năng lực trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển và bảo vệ hệ sinh thái.
Hai bên cũng thống nhất phối hợp các hoạt động trong năm 2015, như cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025; xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam; trao đổi thông tin, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu các loài thủy sinh quý hiếm…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao IUCN cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác trong thời gian qua đã phối hợp, tạo điều kiện cho ngành thủy sản qua hình thức hỗ trợ. Với những nội dung rất thiết thực trong bản ghi nhớ này sẽ mở ra những cơ hội mới trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Bởi, ngoài Nhà nước sẽ có các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và vận động xã hội cùng vào cuộc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi thủy sản tiếp tục tái tạo, phát triển và từ đó khai thác bền vững. Hy vọng đây sẽ là một mẫu hình để nhân rộng với các tổ chức quốc tế khác.
Theo ông Vũ Văn Tám, Việt Nam đã quy hoạch 16 khu bảo tồn biển quốc gia. Ngoài bảo tồn biển, Việt Nam cũng đang quy hoạch, bảo tồn các vùng nước nội địa.
Phía Việt Nam mong muốn Bản ghi nhớ hợp tác này khi triển khai sẽ đạt kết quả thực chất để cùng với các cơ quan nhà nước phát huy được nguồn lực xã hội cũng như sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
Related news

Khác với mọi năm, vụ mùa vải thiều này, các chủ hàng được xuất bán qua các cửa khẩu chính của Lạng Sơn, như: Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng), Chi Ma (huyện Lộc Bình). Hàng hóa trao đổi nhanh chóng, giá cả nhích lên từng ngày.

Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) cho biết, Việt Nam đã dẫn đầu trong buổi đấu thầu cuối tuần qua về cung cấp gạo cho Philippines, với mức giá chào bán 410,12 USD/tấn, thấp hơn giá của Thái Lan.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam như gạo, càphê, cao su và thủy sản đã bị suy giảm nghiêm trọng, tác động xấu đến nông nghiệp Việt Nam.
Trồng 1 ha lúa đầu tư lên tới 13 triệu đồng nhưng thu hoạch chỉ được khoảng 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng củ ấu, vốn bỏ ra khoảng 10 triệu đồng/ha nhưng doanh thu có thể lên tới 60-70 triệu đồng.

Quả thanh mai (quả Dâu rừng), có mặt trên thị trường đã lâu nhưng hè năm nay, thanh mai được bày bán phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá loại khá cao.