Hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký đạt gần 5,7 triệu tấn

Cụ thể, theo báo cáo của VFA, trong tổng số 5,695 triệu tấn gạo đã ký bán, có 4,618 triệu tấn thuộc hợp đồng thương mại, chiếm 81,09% và 1,077 triệu tấn thuộc hợp đồng tập trung, chiếm 18,91%.
Trong khi đó, về tình hình xuất khẩu, theo VFA, lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 8-10-2015 đạt 4,394 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ.
Như vậy, sau khi cân đối giữa số lượng hợp đồng đã ký và lượng hàng đã giao cho đối tác, doanh nghiệp hội viên của VFA vẫn còn hơn 1,3 triệu tấn gạo đang chờ giao cho đối tác.
Về diễn biến hàng tồn kho, báo cáo của VFA cho thấy tính đến cuối tháng 9-2015, tổng lượng gạo tồn kho ở các doanh nghiệp hội viên của đơn vị này còn gần 1,6 triệu tấn các loại, trong đó Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) tồn kho 125.500 tấn;
Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) tồn kho trên 544.800 tấn; và các doanh nghiệp hội viên khác tồn kho trên 916.500 tấn.
Như vậy, so với số lượng hợp đồng xuất khẩu còn lại chưa giao (1,3 triệu tấn), doanh nghiệp hội viên của VFA sẽ chủ động được nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Về diễn biến thị trường lúa gạo nội địa, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp Yến Ngọc (TPHCM), cho biết tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 6.600-6.800 đồng/kg (tùy loại), tăng 200-300 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần này và tăng tổng cộng khoảng 500-600 đồng/kg so với trước thời điểm Việt Nam trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines hôm 17-9 vừa qua.
Giá lúa IR 50404 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện cũng nhảy vọt lên mức 4.600-4.700 đồng/kg so với mức 4.400-4.500 đồng/kg hồi đầu tuần này.
Tuy nhiên, theo bà Yến, hiện sức mua của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm trở lại. “Chỉ doanh nghiệp nào chưa đủ hàng người ta mới “gom”, chứ có hàng rồi thì họ không “gom” nữa vì mức giá này là quá cao, “gom” vào sẽ không có lãi nữa,” bà nói.
Trong khi đó, giá xuất khẩu gạo hiện được doanh nghiệp ở ĐBSCL chào bán vẫn ổn định so với hồi đầu tuần này, ở mức 355-365 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 5% tấm; và 335-345 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 25% tấm.
Related news

Đến thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) không ai không biết đến hộ anh Hứa Văn Sắn, người dân tộc Chăm theo đạo Hồi, với mô hình trồng măng tây tưới nước tiết kiệm.

Linh chi Trung Quốc “thẩm thấu” qua nhiều con đường vào Việt Nam gây nhiễu loạn thị trường.

Trước đây làm lúa ở ĐBSCL thường đốt rơm tại ruộng, gọi là đốt đồng, gây hại nhiều mặt cho hệ sinh thái lẫn môi trường. Ngày nay, rơm trở thành... vàng.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị này đang triển khai chương trình hỗ trợ nông dân ghép cải tạo vườn xoài.

Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% năng suất ca cao.Tỉa cành tạo tán là biện pháp chính để nâng cao năng suất ca cao kinh doanh.