Hợp đồng đăng ký xuất khẩu cá tra đạt hơn 721.000 tấn
Xét về chủng loại, báo cáo của VN Pangasius cho thấy sản phẩm phi lê vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, dù đã có xu hướng giảm dần, đồng thời sản phẩm giá trị gia tăng cũng tiếp tục sụt giảm.
Cụ thể, nếu trong quí 1-2015, sản phẩm phi lê chiếm tỷ trọng 83,6% trong tổng khối lượng đăng ký xuất khẩu toàn ngành, thì sang quí 2 giảm xuống còn 77,25% và con số này của quí 3 (tính đến ngày 26-9-2015) là 76,65%.
Trong khi đó, nếu sản phẩm giá trị gia tăng của quí 1 chiếm tỷ trọng 1,78% trong tổng khối lượng đăng ký xuất khẩu toàn ngành, thì sang quí 2 còn 0,55% và tiếp tục giảm xuống còn 0,53% ở quí 3 (tính đến 26-9).
Đối với chủng loại nguyên con, cắt khúc, nhìn chung tỷ trọng đăng ký xuất khẩu có xu hướng duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay với tỷ trọng của ba quí đầu năm lần lượt là 7,02%, 8,71% và 8,63%.
Riêng đối với bột cá, tỷ trọng đăng ký hợp đồng xuất khẩu tăng trưởng khá mạnh, chẳng hạn, nếu quí 1 không có đơn hàng xuất khẩu đối với loại sản phẩm này, thì sang quí 2 chiếm tỷ trọng 3,88% trong toàn ngành và sang quí 3 là 7,35%.
Còn nếu phân theo thị trường nhập khẩu, theo báo cáo của VN Pangasius, Mỹ, EU, ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông là những thị trường chiếm tỷ trọng đăng ký nhập khẩu lớn nhất.
Cụ thể, đối với Mỹ, ba quí đầu năm 2015 lần lượt chiếm 13%, 13% và 10,6% tỷ trọng toàn ngành; EU lần lượt chiếm 16%, 14% và 14,1%; ASEAN lần lượt là 16%, 10% và 11,1%; trong khi Trung Quốc và Hồng Kông là 12%, 19% và 18% tỷ trọng toàn ngành.
Về tình hình xuất khẩu, theo tìm hiểu của TBKTSG Online, tính đến cuối tháng 8-2015, cá tra Việt Nam đã xuất sang 113 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch đạt 1,022 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký VN Pangasius, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm 2015 sẽ đạt 1,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Dũng, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm do chịu tác động của tỷ giá, chứ không phải vì nhu cầu mua của các nước giảm.
“Biến động tỷ giá dẫn đến kim ngạch xuất khẩu ở những tháng đầu năm giảm mạnh, cho nên dù có phục hồi ở những tháng cuối năm thì vẫn không đủ để bù đắp được,” ông Dũng giải thích.
Theo dự báo của VN Pangasius, trong năm 2015, sản lượng cá tra thu hoạch đạt khoảng 1 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với năm 2014, tương ứng với diện tích thu hoạch đạt 3.500 héc ta, giảm 8% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị Aquaculture America diễn ra tại Seattle, Mỹ đã thảo luận về việc kiểm soát dịch bệnh EMS khi có một số giải pháp xóa bỏ dịch bệnh đang được thương mại hóa.
Khi con tôm thẻ chân trắng lên ngôi cũng là lúc tình trạng thiếu điện phục vụ cho hoạt động nuôi loại tôm này ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, ngành điện lực lại than hết vốn, không có khả năng đầu tư nếu các địa phương không cho ứng tiền thực hiện.
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam trung bộ, có các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3000 ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng… với giá trị tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi bước đầu thành công góp phần hạn chế dịch bệnh và gia tăng sản lượng.
Ngày 19.2, ông Nguyễn Văn Điện - Chi hội phó Chi hội ngư dân khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Từ tháng 7.2013 đến nay, các hộ nuôi cá lồng bè biển ở vùng biển Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng) - vùng trọng điểm nuôi cá lồng - bè của TP Quy Nhơn, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm mua con giống để thả nuôi.