Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Đà Lạt khó tiêu thụ vì tin đồn có xuất xứ Trung Quốc

Hồng Đà Lạt khó tiêu thụ vì tin đồn có xuất xứ Trung Quốc
Ngày đăng: 01/11/2015

Theo ông Đinh Việt Dũng, hồng Đà Lạt - Lâm Đồng khi chín đều có lớp bụi phấn trên trái, sau khi thu hái, bà con dùng máy đánh bóng, nên bị nhầm là trái hồng Trung Quốc sử dụng hóa chất làm đẹp.

Bên cạnh đó, bà con tại địa phương tận dụng thùng giấy đóng trái cây có chữ Trung Quốc, Thái Lan (do giá thành rẻ hơn 40%, chất lượng tốt hơn so với thùng giấy sản xuất trong nước) để đóng gói đưa đi tiêu thụ, dẫn tới sự hiểu lầm của người tiêu dùng về nguồn gốc trái cây.

Tiểu thương dùng bao bì có chữ Trung Quốc để đóng gói hồng Đà Lạt gây nhầm lẫn về nguồn gốc

Cùng với đó, trái hồng Trung Quốc được đưa ồ ạt vào Việt Nam, hình thức khó phân biệt dẫn tới sự nhập nhằng, khiến hồng Đà Lạt đã rẻ nay còn khó tiêu thụ.

Nhiều chủ vựa thu mua hồng tại thôn thị trấn D'Ran cho biết, vào đầu mùa, giá hồng dao động khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg, nhưng sau khi thị trường có tin đồn hồng Đà Lạt là hồng Trung Quốc giả danh, giá hồng đã giảm còn một nửa, hiện giá hồng tại vựa chỉ khoảng 6.000 - 6.500 đồng/kg loại đẹp.

D'Ran là vùng trồng hồng lớn tại Lâm Đồng với diện tích hơn 1.000ha, sản lượng khoảng 5.000 tấn/mùa.

Mặc dù đang vào chính vụ nhưng tin đồn thất thiệt khiến hơn một nửa diện tích trồng hồng đang chín rộ chưa thể tiêu thụ được.


Có thể bạn quan tâm

Đài Loan Bịa Đặt Thông Tin Chè Việt Nam Trồng Trên Đất Nhiễm Dioxin Đài Loan Bịa Đặt Thông Tin Chè Việt Nam Trồng Trên Đất Nhiễm Dioxin

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

19/11/2014
Bạc Liêu Xử Phạt 63 Triệu Đồng Đối Với 16 Trường Hợp Nhập Tôm Giống Vào Tỉnh Trái Phép Bạc Liêu Xử Phạt 63 Triệu Đồng Đối Với 16 Trường Hợp Nhập Tôm Giống Vào Tỉnh Trái Phép

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

19/11/2014
Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

19/11/2014
Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

19/11/2014
Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

19/11/2014