Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần

Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần
Ngày đăng: 21/11/2015

Hiện tại, hồng giòn tại chợ Đà Lạt có giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, hồng trứng có giá 18.000 – 25.000 đồng/kg, hồng dẻo sấy khô bổ cau có giá 250.000 – 300.000 đồng/kg.

Hồng sấy nguyên quả hơn 350.000 đồng/kg, cao gấp hàng chục lần so với cách đây 1 tháng, khi giá bán tại vườn chưa đến 2.000 đồng/kg mà thương lái còn “chê lên, chê xuống” khiến người trồng hồng điêu đứng.

Tuy nhiên, dù giá tăng cao nhưng lượng hồng bán ra rất ít.

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động quanh chợ Đà Lạt, dọc đèo Prenn, đường D’Ran (Đơn Dương), đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt...

chỉ còn vài điểm nhỏ lẻ người dân trưng bày hồng trên các quầy sạp lưu động để bán cho du khách.

Do cuối vụ nên hồng được bày bán không nhiều ở chợ Đà Lạt.

Ông Trương Văn Năm (62 tuổi) có hơn 5 sào hồng dưới chân đèo Prenn, nói: “Vào thời điểm cuối tháng 9-2015, giá hồng chỉ ở khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại, thương lái đến thu mua chọn lựa rất kỹ, tiêu thụ rất chậm.

Tính ra mùa hồng năm nay người dân chúng tôi lỗ nặng tiền phân bón và công chăm sóc, lượng hồng thải bỏ dưới gốc cây hơn 60%”.

Hiện chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa vụ hồng Đà Lạt sẽ hết, một số nông dân tiến hành dọn cây, cắt tỉa cành chuẩn bị cho năm sau.

Thực chất của đợt rớt giá thê thảm vừa qua của hồng Đà Lạt không phải vì “trúng mùa” mà chủ yếu do vướng phải tin đồn “ngâm hóa chất” và “sử dụng bao bì Trung Quốc” để đóng gói khiến người tiêu dùng xa lánh.

Ông Đinh Việt Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn D’Ran, Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi trồng hồng nhiều nhất ở Lâm Đông, cho biết địa phương đã có nhiều biện pháp để bác bỏ tin đồn gây hiểu nhầm giữa hồng Đà Lạt và hồng Trung Quốc, đồng thời miễn thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng cho các tiểu thương… nên giá hồng cuối vụ có phần nhích lên cao.

Ngoài ra, sắp tới, huyện Đơn Dương cũng sẽ đề xuất lên các ban ngành của tỉnh xây dựng thương hiệu cho hồng D’Ran để tạo niềm tin và bảo vệ cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

16/03/2013
Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

03/06/2013
Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

19/03/2013
Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

22/03/2013
Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

24/03/2013