Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Liên Kết Trồng Đậu Bắp Nhật Ở Đồng Tháp

7 năm qua, nông dân trồng đậu bắp nhật ở 3 xã: Tân Hòa, Định Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung - Đồng Tháp) đều đạt lợi nhuận cao hơn trồng lúa và một số loại cây màu khác. Hiện mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn huyện.
Anh Trần Văn Nghĩ ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa trồng cây đậu bắp Nhật với diện tích 3.000m2, hiện đang vào vụ thu hoạch đợt đầu, sản lượng gần 100kg mỗi ngày. Anh Nghĩ phấn khởi cho biết: Mấy năm trước đây, tôi trồng mè, năm đầu canh tác rất thuận lợi nhưng mấy năm sau, không biết nguyên nhân gì cây bị bệnh héo cây con, rồi chết hàng loạt mà không có thuốc đặc trị nên thường bị lỗ hoặc huề vốn. Sau này, tôi thấy Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu hỗ trợ giống đậu bắp Nhật cho bà con trồng ở vùng đất này, rất phù hợp với thỗ nhưỡng và cho năng suất cao, nên năm nay tôi quyết định chuyển sang trồng đậu bắp.
Đậu bắp Nhật rất dễ trồng, ít sâu bệnh tấn công, nên rất nhẹ vốn, chi phí đầu tư chăm sóc và thời gian cho trái dài, thu hoạch trên dưới khoảng 3 tháng (tùy theo ruộng đậu bắp trúng, thất). Vì vậy, từ khi trồng cây đậu bắp Nhật, nhiều nông dân rất tâm đắc và xem cây đậu bắp nhật là một trong những loại cây hoa màu giúp bà con xóa đói giảm nghèo.
Cây đậu bắp Nhật được Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu đưa về trồng ở huyện Lai Vung từ năm 2006 đến nay, toàn huyện có trên 100 hộ tham gia trồng trên diện tích 30ha. Giống đậu bắp Nhật được sản xuất từ Nhật Bản do Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu nhập về phân phối miễn phí cho nông dân trồng. Đây là loại cây trồng rất phù hợp vùng đất gò cao, đất pha cát nhẹ, những nơi được xem là khó trồng lúa. Thời gian sinh trưởng của cây đậu bắp là trên 100 ngày, thu hoạch lứa trái đầu tiên từ 40 - 45 ngày, năng suất trung bình đạt từ 2 tấn trở lên.
Chính sách bao tiêu giá của Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu là cố định theo từng năm. Hiện nay, đậu bắp Nhật loại I giá 7.000 đồng/kg, đậu bắp loại II giá 4.700 đồng/kg. Bà con cho biết, trồng đậu bắp Nhật đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác.
Anh Lê Văn Vũ - ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa canh tác 4.000m2 đậu bắp Nhật cho biết: Tôi đã trồng 2 năm rồi, so với cây trồng khác thì cây đậu bắp Nhật dễ làm hơn mà hiệu quả cũng không thua các loại cây màu khác. Tính lợi nhuận vụ rồi, trừ chi phí tôi lời trên 24 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa, mà khỏi lo đầu ra sản phẩm, giá cả.
Mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật giữa nông dân huyện Lai Vung với Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu tăng dần quy mô, diện tích theo từng năm, đảm bảo việc gia tăng sản lượng theo nhu cầu xuất khẩu, không xảy ra hiện tượng trúng mùa, rớt giá. Hiện nay, Công ty cung ứng cho nông dân mỗi tuần 4 - 5kg hạt giống, tương đương với diện tích gieo trồng là 5ha. Do đó, bà con nông dân trong mô hình xuống giống theo từng đợt luân phiên, đảm bảo sản lượng thu hoạch ổn định khoảng 10 tấn/tuần. Sau khi thu hoạch, bà con chở sản phẩm đến trạm thu mua của Cty đặt tại xã Tân Hòa, cân, bán và nhận tiền.
Ông Lê Văn Sum - Trưởng trạm thu mua Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu cho biết: Hiện nay, Công ty đang xuất khẩu mặt hàng này qua Nhật Bản rất mạnh, nên khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng, Công ty sẽ hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
Theo ước tính nhu cầu sản xuất đậu bắp Nhật tại Đồng Tháp của Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu sẽ tăng thêm khoảng 70ha vào năm 2014, trong đó huyện Lai Vung mở rộng thêm khoảng 40ha, với số lượng nông dân tham gia mô hình này có thể lên đến vài trăm hộ.
Ông Mai Quốc Hậu - Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung cho biết: Hướng tới, diện tích trồng cây đậu bắp Nhật sẽ được mở rộng thêm, địa phương sẽ kiến nghị ngành chức năng thành lập Hợp tác xã để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong khâu sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.