Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng

Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng
Ngày đăng: 07/05/2013

Cũng như các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, từ đầu vụ đông xuân, bà con nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phải đối mặt với việc chuột đồng phá hoại lúa trên diện rộng, thì nay bà con lại lo lắng trước hiện tượng các loại rầy gây hại cục bộ cho cây lúa trong thời kỳ chín sạ.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 toàn huyện Hải Lăng gieo cấy gần 6.800ha lúa với các loại giống chủ lực như: Khang dân, HT1, Ma lâm 48, BC15, IR35366... Nhờ chủ động được nguồn giống và tuân thủ đúng quy trình lịch thời vụ nên hầu hết diện tích lúa trên địa bàn huyện Hải Lăng phát triển tốt, lúa đang thời kỳ chín rộ.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng cục bộ và mưa dông thất thường của những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đã tạo điều kiện cho các loại rầy nâu và rầy lưng trắng phát triển mạnh, nên một số diện tích lúa đang thời kỳ thu hoạch đã bị rầy ép khô.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Hải Lăng, tính đến thời điểm này toàn huyện có trên 300ha lúa bị rầy gây hại, tập trung ở các xã Hải Thọ, Hải Thành, Hải Dương, Hải Trường, Hải Ba, Hải Hòa... (trong đó bị nhẹ 150ha, trung bình 140ha và số diện tích bị nặng gần 10ha...).

Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Trạm BVTV huyện Hải Lăng đã phối hợp tham mưu cho UBND huyện kịp thời đề ra nhiều giải pháp dập rầy thích hợp, hiệu quả, không chỉ cho vụ lúa đông xuân mà còn phòng trừ rầy và sâu bệnh cho vụ lúa hè thu sắp tới...

Trạm trưởng Trạm BVTV Hải Lăng Dương Văn Tuấn cho biết: “Chúng tôi đã tích cực tiến hành kịp thời việc dập rầy, hiện, diện tích lúa bị rầy gây hại đã được khống chế, không có hiện tượng lây lan. Đây là việc làm không chỉ cho diện tích lúa đông xuân mà còn cho vụ hè thu và nhiều năm tiếp theo...”.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

18/07/2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

18/07/2015
Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

18/07/2015
Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

18/07/2015
HTX nuôi nghêu Đất Mũi phấn khởi sau vụ nghêu thịt HTX nuôi nghêu Đất Mũi phấn khởi sau vụ nghêu thịt

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

18/07/2015