Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Thả Vườn

Khởi nghiệp với 200 con gà con cách đây hai năm, nay đàn gà lên đến 1 ngàn con chia làm ba đợt nuôi trong năm, ông Đặng Minh Trung, ngụ tại ấp Bình Thạnh - xã Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) phấn khởi.
Hai năm trước, mô hình nuôi gà thả vườn còn rất mới với người dân Châu Bình. Được biết, một số nơi người dân khấm khá nhờ nuôi gà, ông Trung mạnh dạn bắt 200 con giống về nuôi thử, thấy có hiệu quả và duy trì đàn gà cho tới nay. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, việc chăm sóc thuốc men cho gà còn gặp khó khăn. Thời gian đó, đàn gà nhiễm bệnh khiến ông lao đao, đi rất nhiều cửa hàng thuốc thú y trong huyện mua đủ loại thuốc tiêm ngừa, tốn nhiều chi phí. Qua 4 tháng chăm sóc, đến lúc xuất chuồng, giá gà trung bình 62 ngàn đồng/kg, ông Trung thu về trên 20 triệu đồng, trừ đi chi phí còn lãi gần 3,5 triệu đồng. Hiện nay, ông chỉ sử dụng khoảng 5 công đất để nuôi trên 1 ngàn con gà, trung bình 3 tháng rưỡi đến 4 tháng, thì xuất chuồng (khoảng 1,7 - 1,9 kg/con). Vừa rồi, giá gà 100 ngàn đồng/kg, đàn gà 700 con, sau khi bán, trừ đi các chi phí con giống, thuốc, thức ăn, ông thu lãi trên 60 triệu đồng.
Ông Trung cho biết thêm, so với mô hình nuôi heo của nhiều hộ tại địa phương thì nuôi gà có chiều hướng phát triển và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, nuôi gà thả vườn không ảnh hưởng đến môi trường, phân gà trộn với trấu có thể bón cho cây trồng không gây mùi hôi như chất thải của các vật nuôi khác. Nuôi gà không tốn nhiều công sức, cần phải kiên nhẫn chăm sóc trong 1 tháng rưỡi lúc gà còn non. Hàng ngày, phải làm vệ sinh chuồng để tránh các vi khuẩn có thể gây hại cho gà con. Dưới sàn chuồng, rải lớp trấu để vừa có thể giữ ấm, vừa cho gà bươi vận động và giữ cho chuồng trại luôn khô ráo.
Ở giai đoạn này, người nuôi thường xuyên theo dõi nhiệt độ của gà để kịp thời chong đèn giữ ấm cho gà cả ngày lẫn đêm. Đến tháng thứ hai, có thể tắt đèn vào ban đêm. Hàng ngày, pha thêm vitamin và vắc-xin chủng ngừa. Ông Trung còn kết hợp các loại thuốc uống tăng sức đề kháng cho gà. Bên cạnh nguồn thức ăn chuyên dùng cho gà, ông Trung tận dụng cỏ, cây xanh quanh nhà như: lục bình, chuối cây, rau muống cung cấp chất xơ, giúp lông gà mọc đều, đẹp mắt, bán được giá.
Mô hình nuôi gà thả vườn có hiệu quả không chỉ là niềm vui cho gia đình ông Trung mà còn đem lại sự phấn khởi cho người dân Châu Bình trong quá trình chọn lựa vật nuôi thích hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.