Hơn bốn nghìn tỷ đồng phát triển cà phê bền vững tại Lâm Đồng
Với mục tiêu, phát triển cà phê tỉnh Lâm Đồng hiệu quả cao và bền vững, gắn với công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đến năm 2020, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt khoảng 150 nghìn ha, sản lượng cà phê nhân 480 nghìn tấn/năm.
Tỉnh phát triển bốn vùng chuyên canh cà phê lớn tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng và vùng sản xuất cà phê tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest chiếm 60% diện tích.
Hình thành một số nhà máy tinh chế cà phê công suất hiện đại, bảo đảm đến năm 2020, năng lực chế biến đạt đến 95% sản lượng cà phê nhân của địa phương, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hiện, Lâm Đồng có hai nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”, “Cà phê chè LangBiang” đã được đăng ký bảo hộ, và đang xây dựng thương hiệu “Cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt”, với mục tiêu đưa sản phẩm cà phê chất lượng cao Lâm Đồng vào các hệ thống kinh doanh cà phê uy tín trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Chưa khi nào, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam lại chịu nhiều áp lực từ việc phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Sáng nay (12/10), tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị giao ban xuất khẩu tháng 9 năm 2015 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp (DN) và Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu phía Nam. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tham dự và chủ trì hội nghị.
Chương trình Tân Bình-Phiên chợ Khuyến mại 2015 do UBND quận Tân Bình (TP.HCM) tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Tân Bình, vừa diễn ra từ ngày 9 đến 13/10/2015.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước còn tiềm năng rất lớn để các DN khai thác. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh thị trường nội địa, các DN cần nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thay đổi chiến lược marketing để tăng vị thế cho sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, năm 2015 xuất khẩu hạt điều cả nước có thể đạt hơn 300.000 tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với 2014.