Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay
Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.
Vụ lúa này, nông dân đã gieo sạ hơn 17 ngàn hécta, chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Theo nhiều nông dân cho biết, gieo sạ bằng máy sạ hàng có nhiều ưu điểm hơn so với gieo sạ truyền thống bằng tay: Tiết kiệm hơn 30% lượng lúa giống, đỡ tốn công tỉa giặm, năng suất tăng cao hơn so với phương pháp truyền thống khoảng 15 - 20%; tranh thủ được thời vụ và thuận tiện cho khâu cơ giới hóa sau thu hoạch như sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Khi gieo lúa bằng máy sạ hàng, hạt lúa giống được phân bố khoảng cách đều và thẳng hàng. Nhờ vậy, cây lúa dễ tiếp nhận đầy đủ ánh sáng, ít cạnh tranh dinh dưỡng; giảm được sâu bệnh trên ruộng lúa; dễ đi lại làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu, bệnh. Đặc biệt, với ruộng sản xuất lúa giống, nếu sạ theo hàng, nông dân sẽ dễ đi lại khử lẫn, hạt lúa giống sẽ tốt hơn và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.
Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.
Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.
Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.
Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.