Mô Hình Nuôi Lươn Trong Bê Tông, Thu Tiền Triệu
Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.
Ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau), ông Nguyễn Văn Hoàng là người tiên phong phát triển mô hình nuôi lươn trong bể bê tông. Trước đó, qua tìm hiểu, ông Hoàng tìm được đầu mối cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn trong bể bê tông từ ông Đoàn Kim Sơn - chủ trại giống Sơn Ca ở ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM).
Ông Hoàng cho biết, đợt đầu tiên ông mua 100kg lươn giống thả nuôi trong 2 bể, diện tích mỗi bể 6m2. Sau 4 tháng nuôi, lươn tăng từ 20 con/kg lên 3 con/kg và có thể thu hoạch. Hiện, giá lươn trên thị trường khoảng 130.000 đồng/kg, ông Hoàng cũng không phải mang lươn đi tiêu thụ mà có xe của trang trại Sơn Ca đến tận nơi thu mua.
Ông Hoàng hào hứng chia sẻ: “Trước mắt với 2 bể đang nuôi, tui thấy rất khả quan, chừng vài hôm nữa là có thể thu hoạch. Ước tính sau khi trừ chi phí, tui cũng lời ít nhất 30 triệu đồng. Hiện tui đã xây thêm 5 bể nuôi để chuẩn bị thả thêm 300kg giống”.
Cũng theo ông Hoàng, kỹ thuật nuôi lươn rất đơn giản. Mỗi đợt thả nuôi, chỉ cần cho nước vào bể, ngâm cho nước có độ nhớt nhằm tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho lươn. Cần chú ý với lươn dưới 2 tháng nuôi thì phải thay nước mỗi ngày 1 lần, sau đó thay nước 2 lần/ngày, sáng từ 6-7 giờ, chiều từ 4-5 giờ.
Lươn là loài ăn tạp nên thức ăn không quá kén chọn, có thể cho lươn ăn các loại cá biển, cá phi. Với 100kg lươn giống, lượng thức ăn khoảng 4kg/ngày, hỗn hợp thức ăn được xay nhuyễn với tỷ lệ 30% cám viên và 70% cá. Ông Hoàng cho biết thêm: Hiện giá cá phi khoảng 12.000-13.000 đồng/kg, cá biển 5.000-6.000 đồng/kg. Nếu mua được thức ăn cho lươn rẻ thì bà con sẽ càng lời nhiều. Hiện tui đã thả nuôi cá phi tại nhà để tiện cung cấp thức ăn cho lươn và giảm chi phí.
Ông Dương Văn Nhất – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cà Mau cho biết: “Nuôi lươn trong bể bê tông là một mô hình mới nhưng đã bước đầu cho thấy có hiệu quả hơn so với mô hình nuôi lươn trong bùn truyền thống. Hiện Hội Nông dân TP.Cà Mau cũng đang theo dõi chặt chẽ mô hình và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm
Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.
Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.
Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...
Ngày 21/10, tại Khách sạn Bông Hồng, TP.Sa Đéc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong ngành chế biến lương thực. Tham dự có đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.
Niềm vui đó xuất phát từ Mô hình thâm canh giống lúa thuần HT9 do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh tổng hợp cho bà con đã mang lại vụ mùa năng suất cao cho những người dân nơi đây và giúp thay đổi cách thức sản xuất cũ bằng phương pháp khoa học cho cây lúa năng suất, chất lượng hơn.