Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 7.800 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

Hơn 7.800 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
Publish date: Saturday. September 19th, 2015

Trong 5 năm qua, nguồn vốn của Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn khoảng 7.800 tỷ đồng. Trong đó, nguồn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41 đạt kết quả khả quan.

Đến cuối tháng 8.2015, toàn tỉnh có trên 184.600 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn còn vay vốn của các tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ hơn 7.800 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2014 và chiếm 25% trên tổng dư nợ cho vay phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ lệ giá trị công nghiệp- xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh. Cơ cấu dư nợ chuyển dần theo hướng tích cực, dư nợ trung và dài hạn chiếm 65% tổng dư nợ. Trên 184.600 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn còn vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Trên 184.600 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn còn vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Nguồn vốn tín dụng được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng được thụ hưởng theo chương trình chính sách của Chính phủ, góp phần vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế- xã hội địa phương, giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách còn nhiều bất cập, nhiều khách hàng chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Các sản phẩm nông nghiệp nông thôn chưa được bao tiêu sản phẩm nên việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất cho vay còn khó khăn.

Hiện toàn tỉnh có 63 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT, trong đó có 24 trang trại tổng hợp, 37 tranh trại chăn nuôi và 1 trang trại lâm nghiệp. 26 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại. Có 493 hộ sản xuất có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, tăng 19 hộ so với năm 2014.

Tuy vậy, hầu hết các trang trại chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn vay ngắn hạn, mức cho vay thấp nên khả năng đầu tư phát triển trang trại còn nhiều hạn chế.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại rất lớn, nhưng do chủ trang trại sản xuất nhỏ lẻ, chưa xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, phần lớn đất của tranh trại là đất thuê nên khi vay vốn gặp nhiều khó khăn.

Các đại biểu kiến nghị, Sở NN&PTNT cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch sản xuất, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng năng suất, chất lượng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ cho rằng, trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm ngân sách Nhà nước dành hơn 1.500 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là con số không nhỏ đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Quảng Ngãi. Chính sách này đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, hộ nghèo giảm rõ rệt, đời sống của bà con thay đổi hẳn lên.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở môt số địa phương còn hạn chế, nhiều nơi lãnh đạo địa phương chưa quan tâm, thống kê, nắm bắt, chỉ đạo còn sơ sài; có lúc, có nơi, các ngân hàng còn dè dặt.

Bên cạnh đó, đầu tư của nông dân vào nông nghiệp cũng còn hạn chế, chủ yếu là quảng canh chứ chưa thâm canh, thiếu vốn, thiếu lao động, tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, dẫn đến giá thành sản phẩm cao trong khi chất lượng, năng suất lại thấp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thời gian tới, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh cần quan tâm, tạo điều kiện tối đa hơn nữa để chính sách của nhà nước thực sự phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng vào thực tiễn đời sống, sản xuất.


Related news

Lúa thu đông thiệt kép Lúa thu đông thiệt kép

Trà lúa thu đông ở Cà Mau bắt đầu vào thu hoạch. Nhưng, những cơn mưa kéo dài như không ngớt khiến nhà nông đứng ngồi không yên…

Wednesday. September 23rd, 2015
Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa

Nông dân trong tỉnh Bình Thuận hiện đang dồn sức sản xuất vụ mùa. Tuy nhiên, trước những yếu tố bất lợi của thời tiết, khả năng nhiều khó khăn đang chờ đợi trước mắt, đòi hỏi các địa phương phải có biện pháp đối phó...

Wednesday. September 23rd, 2015
Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm.

Wednesday. September 23rd, 2015
Hàng ngàn hecta lúa bị thiệt hại do mưa lớn Hàng ngàn hecta lúa bị thiệt hại do mưa lớn

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có trên 4.554 ha diện tích lúa thu đông bị đổ ngã do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài.

Wednesday. September 23rd, 2015
Cà phê Việt Nam trước sức ép giảm giá của Brazil Cà phê Việt Nam trước sức ép giảm giá của Brazil

Theo các chuyên gia ngành cà phê, trong khi tồn kho của các nước đều đang cao, Brazil có thể hạ giá để thúc đẩy xuất khẩu thì Việt Nam lại ra sức ghìm giữ cà phê. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu trong thời gian tới.

Wednesday. September 23rd, 2015