Hợp Tác Trồng Rau An Toàn
Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngoại thành, Long Xuyên (An Giang) triển khai mô hình này, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân làm ăn ngày càng thuận lợi. Phong trào “Hợp tác trồng rau an toàn” ở Mỹ Hoà Hưng từng bước phát triển mạnh, hướng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững.
Tổ kinh tế hợp tác Trồng rau an toàn Mỹ An (xã Mỹ Hoà Hưng) tăng lên 25 thành viên và diện tích cánh tác cũng tăng lên 7,7 héc-ta. Những tháng đầu năm 2013, Hội Nông dân xã Mỹ Hoà Hưng, Hội Nông dân TP. Long Xuyên và Trạm Bảo vệ thực vật thành phố nhân rộng thêm 1 Tổ trồng rau an toàn ở ấp Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hoà Hưng), có 8 thành viên canh tác 5,6 héc-ta theo hướng VietGap.
Năm 2012, nông dân Mỹ Hòa Hưng tiếp nhận Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại thành phố Long Xuyên” tại ấp Mỹ An, do Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên làm chủ nhiệm dự án, với 13 thành viên diện tích sản xuất trên 2 héc-ta.
Qua đó, người trồng rau an toàn ở Mỹ Hoà Hưng được tiếp cận và ứng dụng quy trình canh tác, như: Tưới phun, trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh, xây dựng nhà lưới ươm cây con, nhà sơ chế sản phẩm, xây hố thu gom rác thải, lập sổ tay ghi chép theo hướng VietGap, liên kết Ban Quản lý các chợ vận động tiểu thương ký hợp đồng bán rau an toàn, đồng thời đưa rau an toàn của Mỹ Hòa Hưng vào siêu thị Coopmart.
Xác định trồng rau an toàn là bảo vệ sức khỏe cho người trồng, hạn chế tiếp xúc thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường do những độc tố, chất thải của nông dược, mà nông dân có tập quán canh tác sử dụng không đúng phương pháp “4 đúng” … Hội Nông dân thành phố phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên, hàng năm tổ chức trên 5 lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng rau an toàn để nâng cao kiến thức cho người trồng rau, tổ chức cho nông dân tham quan học tập nhiều mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh. Từ đó, mô hình tiếp tục duy trì, diện tích trồng rau an toàn của ngoại thành trên 54 héc-ta.
Hội Nông dân thành phố, Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng và Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên kết hợp vận động thành lập “Tổ kinh tế hợp tác trồng rau an toàn” có 13 thành viên, sau một năm hoạt động sản xuất và kinh doanh, hiện số thành viên trong tổ tăng lên 17 người và diện tích sản xuất cũng tăng lên 5 héc-ta. Điều đáng lưu ý, chương trình trồng rau an toàn theo hướng VietGap đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, vừa làm thay đổi tập quán canh tác trồng rau của nông dân trên đất cù lao Ông Hổ.
Mô hình trồng rau an toàn của Long Xuyên đã hình thành và phát triển từ những năm 1995 cho đến nay, đây là một quá trình có nhiều khó khăn và ít ai nghĩ sẽ duy trì. Nguyên nhân do sản phẩm bán ra không ổn định, ngoài thị trường khó phân biệt rau an toàn và rau không an toàn, người trồng rau chưa hợp tác lại để phân công lịch xuống giống cho phù hợp và tăng cường chủng loại rau trồng để đảm bảo số lượng… cũng như làm đa dạng mặt hàng cung ứng cho người tiêu dùng,
Hội Nông dân thành phố và Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên kiên trì tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân phương pháp trồng rau an toàn, tuân thủ quy trình kỹ thuật; trong đó, chú trọng tiêu chí hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn trữ trong rau sau khi thu hoạch.
Trồng rau an toàn hạn chế phun xịt thuốc bảo vệ thực vật từ 2 – 4 lần/vụ, hệ số sử dụng đất tăng lên 7 – 8 lần/năm. Như vậy, việc phun thuốc giảm được 14 – 32 lần, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, ý thức xử lý rác thải nâng lên… Người trồng rau an toàn xây dựng vườn ươm cây con, xác định nguồn gốc và ghi chép quá trình sinh trưởng, giúp việc quản lý dịch hại trên cây trồng tốt hơn.
Đặc biệt, những nông dân hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đây là hiệu quả lớn từ mô hình trồng rau an toàn ở Mỹ Hòa Hưng. Điển hình, liên kết Dự án du lịch nông nghiệp An Giang, cung cấp rau cho bữa ăn của du khách, góp phần phát triển mô hình du lịch Homestay, du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.
Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình
Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.
Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.