Hơn 686ha nuôi trồng thủy sản đạt VietGAP
Trong đó, đối tượng thủy sản nuôi đạt chứng nhận VietGAP nhiều nhất là cá tra với 42 cơ sở (diện tích 361ha), kế đến là tôm thẻ chân trắng với 23 cơ sở (233ha), còn lại là các cơ sở nuôi tôm sú, cá rô phi, tôm càng xanh.
Việt Nam đã có 9 tổ chức được phép đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực thủy sản đó là Công ty CP chứng nhận Globalcert;
Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES); Công ty TNHH Công nghệ NHONHO; Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2, 4 và 5; Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert;
Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản; Công ty CP chứng nhận và giám định Vinacert.
Đối tượng thủy sản nuôi đạt chứng nhận VietGAP nhiều nhất là cá tra với 42 cơ sở, diện tích 361ha Nhằm đồng bộ tiêu chuẩn VietGAP với nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế và tham gia chương trình Tổ chức Sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu (gọi tắt là GSSI), Tổng cục Thủy sản đã ký biên bản ghi nhớ với các tổ chức này để lập bản đồ so sánh đối chiếu, đánh giá và công nhận hài hòa lẫn nhau.
Điều này nhằm giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi đạt nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cũng như khẳng định vai trò, vị thế của VietGAP trong hệ thống chứng nhận quốc tế.
Cuối năm nay, VietGAP trong ngành thủy sản sẽ tham gia GSSI - đây là mốc quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được quốc tế công nhận nhằm quảng bá rộng rãi và kết nối thị trường dễ dàng hơn trong thời gian tới.
Để VietGAP được áp dụng hiệu quả hơn, tại hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản” tổ chức tại Cần Thơ vừa qua, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề nghị Vụ Nuôi trồng thủy sản hoàn thiện các văn bản phù hợp để áp dụng, rà soát và điều chỉnh bộ tiêu chí để ngắn gọn dễ triển khai áp dụng.
Vụ Nuôi trồng thủy sản cùng Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh cần tập trung tuyên truyền rộng rãi tới các hộ nuôi, doanh nghiệp về ứng dụng VietGAP.
Đồng thời, các tỉnh cần bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh phí hỗ trợ thực hiện áp dụng VietGAP, tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn chứng nhận, hướng dẫn cho người nuôi thực hiện áp dụng VietGAP.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận và cơ sở nuôi đạt chứng nhận VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.
Nổi bật là mô hình trồng mới 30 ha bưởi đặc sản Bạch Đằng với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, có 118 hộ tham gia; dự án vườn bưởi công nghệ cao diện tích 15 ha, kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng, có 15 hộ tham gia; dự án trồng bưởi theo hướng VietGAP, kinh phí 500 triệu đồng, có 5 hộ tham gia...
Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.
Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.
Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.