Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 50.000 Tỷ Đồng Đầu Tư Cho Tam Nông

Hơn 50.000 Tỷ Đồng Đầu Tư Cho Tam Nông
Ngày đăng: 16/08/2013

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.

Bước phát triển ngoạn mục

Đại diện cho địa phương đi đầu thành phố trong việc triển khai thực hiện NQ 26 và Chỉ thị 02 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nông dân, ông Nguyễn Huy Hoàng- Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, trong 5 năm qua nhờ có những cách làm sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt, sự đồng thuận của người dân huyện đã có được những kết quả bước đầu quan trọng.

Theo ông Hoàng, đến nay huyện đã chuyển đổi được 447ha đất lúa sang trồng cây ăn quả, hoa, rau an toàn có giá trị kinh tế cao, trong đó mô hình sản xuất hoa ly ở xã Hạ Mỗ cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm. “Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện đã xây dựng 131km đường giao thông nông thôn. Tổng mức đầu tư 186 tỷ đồng, ứng trước 23.000 tấn xi măng. Kết quả 179 hộ hiến trên 1.000m2 đất làm đường giao thông nông thôn”- ông Hoàng cho biết thêm.

Thực tế, trong 5 năm qua, nhiều địa phương ở Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai thực hiện NQ 26 và đạt được nhiều thành tựu ngoạn mục, đặc biệt trong việc nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn. Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2 triệu đồng/người/năm thời điểm năm 2008 lên 21,36 triệu đồng/người/năm năm 2012.

Đến tháng 6.2013, thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố đã đạt 23,7 triệu đồng/người/năm. Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm, đến nay toàn thành phố còn 59.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,55%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%...

“Phải thực sự vì dân”

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái, khi triển khai thực hiện NQ 26, Hà Nội gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay thành phố đã đạt được nhiều kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, ông Soái cũng thẳng thắn thừa nhận, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn nhiều tồn tại, thiếu sót và đây là những thách thức lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu của thành phố. Trong quá trình thực hiện NQ 26, đa số cán bộ nhiệt tình, tâm huyết nhưng vẫn còn một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quyết liệt, ngại va chạm.

Theo ông Nguyễn Công Soái, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tập trung dồn điền đổi thửa, ứng dụng công nghệ sản xuất mới, cơ giới hóa đồng bộ, rà soát quy hoạch, ưu tiên đầu tư vùng sản xuất hoa, cây ăn quả, rau an toàn; phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Ông Soái cho rằng, ở một số nơi chính quyền chỉ chọn việc dễ làm như mua sắm trang thiết bị, xây dựng trụ sở UBND xã… nhưng những việc khó như dồn điền đổi thửa xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất thì ngại làm.

“Phải thực sự vì dân, thông cảm với điều kiện bà con nông dân còn nhiều khó khăn, vất vả, tận dụng nguồn vốn của T.Ư và thành phố để đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; phải họp với dân nhiều hơn, bàn với dân nhiều hơn”- ông Soái chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, Hà Nội có nhiều bài học kinh nghiệm quý, sâu sắc trong triển khai thực hiện NQ 26 và xây dựng NTM. Tuy nhiên, Thứ trưởng Thắng cho rằng, thời gian tới Hà Nội cần tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào “tam nông”, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng “đầu vào- đầu ra” cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường…


Có thể bạn quan tâm

Bình Đại Khởi Động Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bình Đại Khởi Động Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Thủy Sản Tập Trung

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.

11/09/2014
Chủ Động Đầu Ra Nào Cho Tôm Hùm Chủ Động Đầu Ra Nào Cho Tôm Hùm

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn chưa thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh.

11/09/2014
Nan Giải Khống Chế Dịch Bệnh Tôm Nan Giải Khống Chế Dịch Bệnh Tôm

Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.

11/09/2014
Xuất Khẩu Nông Sản Gần 9,7 Tỉ USD Xuất Khẩu Nông Sản Gần 9,7 Tỉ USD

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của VN trong tháng 4-2014 đạt 2,63 tỉ USD, qua đó đưa tổng kim ngạch mặt hàng nông sản trong bốn tháng đầu năm lên gần 9,7 tỉ USD.

11/09/2014
Lão Nông Và Cuộc Đời Là Những Tour Du Lịch Với... “Cỗ Máy” Kiếm Tiền Lão Nông Và Cuộc Đời Là Những Tour Du Lịch Với... “Cỗ Máy” Kiếm Tiền

Cuộc đời lão là những chuyến đi rong ruổi khắp các miền quê để lấy hoa thơm hương lạ cho đàn ong làm mật. Suốt mấy chục năm qua, lão coi đàn ong là bạn và cũng là “cỗ máy” kiếm tiền cho lão. Lão làm nhà, mua đất, mua xe rồi cho các cháu, các em của mình công ăn việc làm cũng từ đàn ong.

11/09/2014