Hơn 353.400 Ha Lúa Nhiễm Sâu Cuốn Lá
Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…
Hiện các tỉnh đã phun được 143.070 ha, chiếm 41%. Diện tích đã phun phụ thuộc vào tỷ lệ sâu non nở cao hay thấp. 3 tỉnh có sâu non nở sớm hơn, thời gian phun tập trung đợt 1 còn chậm do trùng các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tại Thái Bình, sâu non đã nở trên 80%, diện tích phun trừ đạt 86%; Hải Phòng sâu non nở 70%, đã phun 83%; Quảng Ninh sâu non nở 50%, phun trừ 50%. Các tỉnh còn lại tỷ lệ sâu non đã nở dưới 50%, vì vậy diện tích phun chỉ khoảng 10 – 20%.
Về dịch rầy nâu lứa 2. Rầy cám nở rộ trùng với thời điểm sâu cuốn lá nhỏ nên công tác phòng trừ thuận lợi hơn. Bà con có thể phun một loại thuốc đặc hiệu hoặc hỗn hợp thuốc để tiêu diệt cùng lúc cả 2 loại sâu trên. Đợt rầy nâu này sẽ gây cháy (diện hẹp) trên một số giống nhiễm nếu không phòng trừ kịp thời…
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Quang Minh, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong các ngày nghỉ Ban lãnh đạo Cục, Trung tâm BVTV phía Bắc đã đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phòng trừ dịch kịp thời. ở các địa phương, đặc biệt là cấp xã và HTX đã thực hiện nghiêm túc công tác chống dịch. Cụ thể 100% số xã đã làm tốt công tác dự tính dự báo thời gian và mức độ gây hại của sâu non cuốn lá nhỏ, rầy nâu…; phân loại diện tích nhiễm theo mức độ nặng nhẹ, tập huấn biện pháp phòng trừ và hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc theo phương châm "4 đúng"…
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 461ha mía, năng suất bình quân 100-115 tấn/ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy. Do giá đường trên thị trường đang ở mức thấp (12.000-12.100 đồng/kg) nên giá thu mua mía nguyên liệu đầu vụ không cao, nông dân có lợi nhuận ít nên không mấy phấn khởi.
Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.
Để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, nhân lực... góp phần tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, UBND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung mở rộng diện tích, đa dạng hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.
Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.
Khó khăn hiện nay là diện tích nuôi tôm phát triển, nguồn điện phục vụ thiếu, nên chi phí trong quá trình nuôi tăng cao. Người nuôi tôm ở huyện Phú Tân đang gặp nhiều khó khăn không chỉ về vốn, con giống, kỹ thuật, đầu ra, mà yếu tố quan trọng đó là về điện.