Dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị: Vụ nuôi tôm năm nay toàn tỉnh thả nuôi được gần 950 ha, tuy nhiên tính đến thời điểm này đã có gần 20 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, phân bố chủ yếu tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh), Trung Giang, Trung Hải (huyện Gio Linh), Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng), gây bệnh trên cả 2 đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu gây chết ở tôm sau khi thả nuôi từ 15 - 60 ngày, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do con giống thả nuôi không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, cải tạo ao nuôi chưa đúng quy trình, cùng với sự biến động thất thường của thời tiết.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị - Trần Hoãn cho biết: Một nguyên nhân nữa khiến dịch bệnh ngày càng lây lan trên diện rộng là do năm 2015 này, Chi cục Thú y không được cấp kinh phí mua hóa chất hỗ trợ dập dịch nên rất nhiều ao nuôi khi xảy ra dịch bệnh, do biết không có hoá chất hỗ trợ nên các hộ nuôi không báo cho cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh mà đã xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
Trước tình hình đó, bên cạnh việc chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tăng cường bám sát địa bàn, kịp thời kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân dịch bệnh trên tôm nuôi, hướng dẫn người nuôi tôm phòng chống dịch bệnh như: tự xử lý nguồn nước tại ao nuôi và nước thải từ ao nuôi ra ngoài đúng quy trình; con giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, đạt chất lượng; không vận chuyển tôm ra vào vùng có dịch bệnh...
Chi cục Thú y đã báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua hoá chất để hỗ trợ dập dịch kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, ổn định tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.
Mặc dù Đà Lạt đã vào vụ thu hoạch khoai tây nhưng một số cơ sở kinh doanh khoai tây tại chợ nông sản Đà Lạt vẫn ồ ạt nhập khoai tây Trung Quốc rồi “tái xuất” ra thị trường (chủ yếu là TPHCM).
Từ đầu năm đến nay, các trại nuôi tôm giống trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) xuất bán được 1.583 triệu con tôm post. Trong đó tôm sú giống 728 triệu con; tôm thẻ giống 855 triệu con.
Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên quyết giữ vững, tăng thêm diện tích và không còn diễn ra điệp khúc “đốn - trồng” như trước đây.
Năm 2012, dịch cúm A H5N1 xảy ra ở một số loài gia cầm trên địa bàn huyện như gà, vịt, ngan, ngỗng, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi và giảm về số lượng tổng đàn.