Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.
Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng biện pháp tưới phun mưa đã giúp cho nông dân kiểm soát được chất lượng nước tưới, yêu cầu tưới, từ đó đã tiết kiệm được lượng nước, đáp ứng đủ nước cho cây trồng. Sử dụng tưới tiết kiệm các kết cấu của đất không bị phá vỡ, không gây xói mòn, trôi đất màu có tác dụng tốt cho cây trồng phát triển...
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giá trị vật tư (máy bơm, vòi phun ly tâm, dây điện, ống nhựa các loại, gạch, xi măng...), trị giá từ 70-85 triệu đồng/xã (tuỳ theo diện tích tưới của từng mô hình). Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức được 4 lớp tập huấn về cách xây dựng, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sữa chữa... cho gần 200 lượt người/ngày và tổ chức tham quan học tập.
Thông qua tập huấn, tham quan học tập các hộ nông dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm tháo gỡ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng và vận hành máy.
Có thể bạn quan tâm

Được hỗ trợ bởi nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình; nhờ đó, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Qua quá trình khảo nghiệm, giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá mang đến cho nông hộ những mùa vàng năng suất, chất lượng cao. Rồi giống lạc L23 được phòng chuyên môn đề xuất với chính quyền địa phương bổ sung vào cơ cấu giống mới của huyện. Hay cách chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hình thức khép kín mang lại nhiều lợi ích kinh tế...

Hậu Giang đã và đang tập trung mở rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác thông qua các dự án ưu tiên mời gọi doanh nghiệp gần xa, trong đó có các đối tác nước ngoài như Hàn Quốc tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực nông nghiệp vốn có tại địa phương.

Những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Sơn đã không ngừng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân.

Năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Diện tích gieo trồng đạt gần 6 nghìn ha; chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 28,5 tỷ đồng; trồng mới 250,9 hecta rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 56%...