Hơn 2.500 ha diện tích lúa Hè Thu bị thiệt hại do nguồn nước bị nhiễm mặn

Do mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và không có nguồn nước bơm tưới nên đã gây thiệt hại hơn 2.500 ha diện tích lúa Hè Thu và phải gieo sạ lại, tập trung chủ yếu ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất. Bên cạnh đó, tình hình nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu năm nay có chiều hướng tăng, đã có 10.866 ha đã nhiễm bệnh, các sâu bệnh nhiễm chủ yếu như: bệnh đạo ôn lá 2.236 ha; sâu cuốn lá 1.871 ha; thối thân vi khuẩn 1.150 ha...
Do đó, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp tốt với các địa phương tăng cường chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, trị dịch bệnh gây hại trên cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, bảo vệ và thường xuyên thăm đồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, tập trung chỉ đạo thu hoạch dứt điểm vụ Hè Thu và triển khai hướng dẫn gieo sạ vụ Thu Đông theo lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Tham gia dự án, từ 64 con bò giống, các hộ chăn nuôi đã cung cấp cho thị trường 144 con bò thịt thương phẩm và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác từ mô hình này.

Xuất phát từ Chương trình khuyến lâm, khoảng 10 năm trước, Chi cục Kiểm lâm An Giang khởi xướng cách làm này và mô hình trở nên quen thuộc với cư dân vùng Bảy Núi, trong đó anh Đỗ Văn Tài (đồi 3 núi Phú Cường, xã An Nông) là người tiêu biểu, thực hiện hiệu quả mô hình nuôi nai dưới tán rừng.

Thực hiện Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNN về việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta- Aginist tại các cơ sở chăn nuôi năm 2015, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp được sử dụng, kiểm tra tồn dư các chất cấm thuộc nhóm Beta-Aginist tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

Ngày 1-7, Cục Thú y cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 Công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam Bộ để nuôi làm giống (từ 11 đến 35 nghìn con/mỗi lô).

Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP Hà Nội đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha.