Hơn 1000 ha lúa xuân bị bệnh vàng lá chưa rõ nguyên nhân
Diện tích bị nhiễm tập trung chủ yếu ở các giống lúa thuần như Khang dân 18, BC15, NA2, VF1 và một số giống lúa thơm chất lượng cao. Vùng nhiễm bệnh chủ yếu trên các chân ruộng khô nước và các trà lúa ôm đòng, chưa trổ.
Nhiều diện tích lúa bị nhiễm nặng với tỷ lệ trên 40% lá lúa trên cây bị nhiễm không thể phục hồi, có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vụ sản suất. Đây là vụ xuân đầu tiên xuất hiện bệnh vàng lá trên diện rộng, nguyên nhân chưa được xác định nên tâm lý bà con đang rất lo lắng nhưng chưa dám phun, phòng trừ.
Theo ông Phan Duy Hải - Phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, nguyên nhân ban đầu được nhận định có thể do điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt và ngộ độc trên các bộ giống lúa giống có tính năng chống chịu yếu, do bệnh đạo ôn gây ra, hoặc do quy trình thâm canh, chăm bón lúa không đều của bà con nông dân.
Hiện, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đang triển khai phối hợp với các trạm Bảo vệ thực vật và chính quyền địa phương các huyện chỉ đạo bà con tích cực dưỡng đủ nước cho lúa, chăm bón khoa học, sử dụng phân bón lá đề phòng nguy cơ lem lép hạt và mất năng suất.
Điều quan trọng nhất hiện nay là các cơ quan chuyên môn cần sớm tìm ra nguyên nhân và giải pháp để phòng trừ có hiệu quả để bà con nông dân yên tâm sản xuất, nhất là trong điều kiện bệnh đạo ôn đang xuất hiện trên diện rộng và có nguy cơ lây lan.
* Hiện nay, trên 6000 ha lúa xuân ở Nam Đàn đang ở giai đoạn cuối ôm đòng, trổ phơi mao. Do thời tiết giao mùa thất thường, nắng nóng xen kẽ giữa các đợt gió mùa, nên không chỉ bệnh đạo ôn phát sinh gây hại mà gần đây, nhiều diện tích lúa xuân đã xuất hiện hiện tượng vàng lá.
Có thể nói, nhờ quyết liệt triển khai các biện pháp phòng trừ nên đến thời điểm này, Nam Đàn đã hoàn toàn khống chế được bệnh đạo ôn trên lúa, đảm bảo cho 100% diện tích bước vào trục trổ an toàn.
Tuy nhiên những ngày gần đây, trên cây lúa lại xuất hiện hiện tượng vàng lá với diện tích hơn 330 ha, chủ yếu trên các giống lúa thuần như HT1, NA2, nếp 352, Khang dân 18, tập trung nhiều nhất ở các ruộng khô nước. Các xã có diện tích lúa bị vàng lá nhiều là Hùng Tiến, Nam Nghĩa, Xuân Hòa, Kim Liên, Xuân Lâm, Hồng Long.
Qua kiểm tra theo dõi, Trạm BVTV huyện Nam Đàn xác định đây không phải là bệnh do nấm, vi khuẩn hay vi rút gây nên, mà là một hiện tượng sinh lý do thời tiết thay đổi đột ngột từ không khí lạnh sang nắng nóng, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao. Mặt khác cây lúa đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nên rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh khiến cho lúa bị vàng lá.
Trước tình hình trên, Trạm BVTV huyện Nam Đàn đã khuyến cáo bà con nông dân cần đảm bảo đủ nguồn nước và có thể sử dụng một số loại phân vi lượng, phân bón lá giàu vi lượng (Zn, Cu, Mn ..) để phun nhằm giúp lá lúa phục hồi nhanh. Tuyệt đối không được sử dụng phân bón lá kích thích sinh trưởng trên những diện tích lúa đang nhiễm các bệnh như bạc lá, đốm sọc vi khuẩn…
Có thể bạn quan tâm
Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai cho biết, trong khi giá tiêu trên thế giới vẫn đang ổn định, giá tiêu Ấn Độ thậm chí còn tăng 5% thì không có lý do gì khiến cho giá tiêu Việt Nam lại giảm nhanh và mạnh như vậy.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm trong khi giá cả nhiên liệu chi phí đầu vào tăng dẫn đến thu nhập ngư dân không cao. Do vậy, nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển tại tỉnh Bến Tre đã liên kết lại để nâng cao hiệu quả khai thác và xu hướng hợp tác này đang phát triển rộng khắp.
Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.
Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.
Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.