Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.
Riêng vụ xuân-hè năm nay, huyện có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng gần 800 vạn con tôm sú; hơn 8 vạn con cua giống và nhiều giống cá các loại... Từ ngày 5-3, người dân đã hoàn thành xong việc vệ sinh ao, đầm và bắt đầu thả tôm giống vụ xuân - hè.
Để ổn định và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý, giám sát diện tích nuôi thủy sản, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt lịch thời vụ, tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản tại địa phương, củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác nuôi trồng thủy sản (quản lý cộng đồng) nhằm từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh; tiếp tục tăng cường công tác sản xuất các loại giống cá truyền thống tại các trại cá trong huyện, di ương cá bột bảo đảm chất lượng để cung cấp cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong huyện; chất lượng con giống được kiểm dịch và quản lý nghiêm ngặt..., tạo điều kiện phát triển thủy sản bền vững tại địa phương.
Related news

Từ đơn vị xã khó khăn sau chia tách, Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi ngày nay đã và đang hoàn thành nhiều tiêu chí kinh tế, xã hội quan trọng, đời sống nhân dân dần ổn định.

Niềm vui ánh lên trên khuôn mặt mọi người khi từng đoàn ghe no cá cặp bến sau chuyến đi biển dài ngày. Những chuyến đi biển cuối năm mang về vị ngọt của biển khơi, đem lại sắc xuân ấm nồng, hạnh phúc của những làng cá. Cửa biển Cái Đôi Vàm mới hơn, vui hơn và cũng nhộn nhịp hơn với cuộc sống đầy đủ hơn nhờ biển.

Chủ đề đang được nông dân quan tâm hiện nay là việc Chính phủ ban hành mức hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyên canh lúa. Những người làm chủ ruộng được ví như “hai lúa” ngày xưa nay đã có tư duy và tầm nhìn mới, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.