Hội Thi Nông Dân Nuôi Tôm Giỏi Theo Tiêu Chí Vietgap

Ngày 22 tháng 7 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi ”Nông dân nuôi tôm giỏi theo tiêu chí VietGAP” tại Trung tâm Văn hóa Thể thao xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ. Với 30 thí sinh thuộc 6 đội dự thi đến từ các xã An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh - H. Cần Giờ và đội huyện Nhà Bè, Bình Chánh.
Các thí sinh trải qua 2 phần thi trắc nghiệm kiến thức cá nhân và phần thi đồng đội (gồm trắc nghiệm kiến thức, nhận dạng hình ảnh và các xử lý, thuyết trình và tổng điểm bình quân các thí sinh phần thi cá nhân).
Nội dung thi xoay quanh chủ đề về chủ trương, chính sách của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thành phố trong sản xuất nuôi tôm; kiến thức cho người nuôi tôm an toàn theo tiêu chí VietGAP, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh trên tôm... Các thí sinh đã thể hiện hết năng lực của mình từ kiến thức lý thuyết đến thực tế nuôi của bản thân trong những phần thi với các tình huống tranh tài sôi nổi.
Kết quả hội thi: giải cá nhân: giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Lê Thủy Tiên, đội huyện Bình Chánh; 02 giải nhì thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy – đội xã An Thới Đông – huyện Cần Giờ và thí sinh Đỗ Hữu Dư – đội huyện Bình Chánh; 03 Giải ba thuộc về thí sinh Nguyễn Thành Vinh – đội xã Lý Nhơn, thí sinh Lê Việt Hải – đội xã Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ và thí sinh Thái Văn Thức – đội huyện Nhà Bè. Về đồng đội: giải nhất thuộc về đội huyện Bình Chánh, giải nhì đội xã An Thới Đông và giải ba xã Lý Nhơn – huyện Cần Giờ.
Hội thi không những đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho thí sinh mà còn là nơi để các hộ nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh học hỏi những kinh nghiệm sản xuất trong áp dụng quy trình nuôi tôm theo VietGAP như quản lý con giống, thức ăn, thuốc, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, thu hoạch, quản lý ao, chất thải... để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe con người, an toàn cho môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Với năng lực sản xuất mỗi ngày cho ra đời từ 15.000-20.000 con gà ta giống, hệ thống khách hàng chằng chịt từ tỉnh Quảng Bình vào đến Nam bộ và Tây Nguyên, anh Lê Minh Dư - GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (Tuy Phước - Bình Định) được giới chăn nuôi trong khu vực đặt cho biệt danh là vua gà ta.

Tại ấp Tân Lợi, Tân Hòa (xã Tân Thanh - Giồng Trôm - Bến Tre), có những con giồng bạt ngàn cây lài. Trước đây, chưa ai dám nghĩ đó là loại cây giúp người nông dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, cây lài trên vùng đất cát giồng đã khẳng định điều đó.

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng theo cơ cấu 2 vụ lúa xen 1 vụ màu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, vụ hè thu sớm năm 2013 huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng 1.115 ha màu trong đó có 276 ha dưa hấu, tập trung nhiều ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc.

Diện tích ca cao bị đốn bỏ hoặc chết đến đầu tháng 7-2013 ở Bến Tre là rất lớn, khoảng 1.943ha (chết 536ha). Trong đó, thành phố Bến Tre đốn 147,11ha; Châu Thành đốn 367ha; Giồng Trôm đốn 367ha, chết 536ha; Mỏ Cày Nam đốn 14ha, Bình Đại đốn 13ha.

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.