Hội thảo xây dựng nhãn hiệu cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt

Theo báo cáo, cây cà phê chè được trồng tập trung trên các địa bàn Cầu Đất, xã Xuân Trường và các địa bàn khác thuộc các xã Trạm Hành, Xuân Thọ… của thành phố Đà Lạt cách đây hơn 100 năm.
Tuy nhiên do chưa được cấp Chứng nhận nhãn hiệu độc quyền và phần lớn diện tích không có điều kiện áp dụng canh tác theo quy trình tiên tiến, công đoạn thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn thiếu quan tâm, sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nên giá trị thu nhập của cây cà phê chè Cầu Đất - Đà Lạt chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có…
Góp ý tại Hội thảo, phần lớn đại biểu đại diện cho chính quyền, tổ chức hội nông dân, các HTX và nông dân trực tiếp sản xuất cà phê chè tại các địa phương Trạm Hành, Xuân Trường Xuân Thọ… cho rằng, nên lựa chọn tên gọi “Cà phê Arabica Cầu Đất - Đà Lạt” để xây dựng thương hiệu tập thể với sản phẩm cà phê nhân và cà phê sơ chế, chế biến.
Đến tháng 12/2015, UBND thành phố Đà Lạt sẽ tổ chức Hội thảo lần 2 để tiếp tục lấy ý kiến bổ sung trước khi chính thức gửi hồ sơ đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận nhãn hiệu độc quyền cà phê chè sản xuất ở Đà Lạt với độ cao từ 1.500m trở lên so với mặt biển.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác nuôi gà đẻ theo quy trình sạch ở Long An sau khi trừ chi phí mỗi năm một hộ thu lợi nhuận trên nửa tỷ đồng.

Cách đây 20 năm khi thấy những cây chắn gió quanh bờ lô cà phê lên tốt, anh Nguyễn Ngọc Nghĩa đã tận dụng trồng xen hồ tiêu, mỗi năm cho thu thêm trên 1 tỷ đồng

Tận dụng địa hình đồi dốc phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của gà đồi, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội từng bước xây dựng chuỗi chăn nuôi gà đồi

Đỗ Xuân Đại đã gây dựng mô hình trồng rau quả an toàn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bản thân và nhiều hộ dân trong vùng.

Từ năm 2003 đến nay Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Xuân Hương, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) trồng rau theo công nghệ cao, trong nhà kính, nhà có mái che