Hội thảo xây dựng nhãn hiệu cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt

Theo báo cáo, cây cà phê chè được trồng tập trung trên các địa bàn Cầu Đất, xã Xuân Trường và các địa bàn khác thuộc các xã Trạm Hành, Xuân Thọ… của thành phố Đà Lạt cách đây hơn 100 năm.
Tuy nhiên do chưa được cấp Chứng nhận nhãn hiệu độc quyền và phần lớn diện tích không có điều kiện áp dụng canh tác theo quy trình tiên tiến, công đoạn thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn thiếu quan tâm, sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nên giá trị thu nhập của cây cà phê chè Cầu Đất - Đà Lạt chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có…
Góp ý tại Hội thảo, phần lớn đại biểu đại diện cho chính quyền, tổ chức hội nông dân, các HTX và nông dân trực tiếp sản xuất cà phê chè tại các địa phương Trạm Hành, Xuân Trường Xuân Thọ… cho rằng, nên lựa chọn tên gọi “Cà phê Arabica Cầu Đất - Đà Lạt” để xây dựng thương hiệu tập thể với sản phẩm cà phê nhân và cà phê sơ chế, chế biến.
Đến tháng 12/2015, UBND thành phố Đà Lạt sẽ tổ chức Hội thảo lần 2 để tiếp tục lấy ý kiến bổ sung trước khi chính thức gửi hồ sơ đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận nhãn hiệu độc quyền cà phê chè sản xuất ở Đà Lạt với độ cao từ 1.500m trở lên so với mặt biển.
Related news

Trong 2 ngày 12 và 13/6, 4 hộ nuôi cá ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị trắng tay vì cá trong hồ bỗng dưng chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.

Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.

Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.