Giá Lúa Gạo Tăng Cao Nhất Từ Đầu Năm

Những ngày cuối tháng 12, giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đang tăng lên khá nhanh và đứng ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, trong tháng 12 giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đã liên tục tăng lên. Hồi đầu tháng, giá lúa khô hạt dài ở mức 6.050-6.150 đ/kg.
Đây là tháng đầu tiên trong năm nay giá lúa khô ở mức trên 6.000 đ/kg. Và kể từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay, tức là sau hơn 1 năm, giá lúa khô hạt dài ở ĐBSCL mới lại lên mức này.
Giá lúa tăng cao, cũng kéo theo giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đến cuối tuần qua, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 7.550-7.650 đ/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350-7.450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.500-8.600 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200-8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.900-8.000 đ/kg.
Giá lúa gạo hàng hóa tăng cao ở ĐBSCL, trước hết là do lượng lúa gạo trong dân hiện còn rất ít, do đã vào cuối vụ Thu Đông. Theo Cục Trồng trọt, trong 800.000 ha lúa vụ Thu Đông đã được xuống giống, thì có tới 740.000 ha đã thu hoạch xong, chỉ còn 60.000 ha đang thu hoạch.
Trong khi đó, giá gạo XK của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong số những nước XK lớn của châu Á, cũng tác động không nhỏ đến việc kéo giá lúa gạo trong nước lên cao. Đầu tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ ở mức 410-420 USD/tấn, thì gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan đều dưới 400 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện ở mức 385-395 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Duyên Hải có bờ biển dài hơn 55 km, cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt rất thuận lợi để nuôi trồng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

Bộ Tài chính vừa có công văn số 5165/BTC-TCHQ gửi Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc miễn thuế GTGT cho mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Bò là con vật dễ nuôi và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Vì vậy, mô hình nuôi bò theo hộ gia đình tại xã Long Phước (TP.Bà Rịa) đang được coi là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi. Mô hình này là bước đột phá trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của một xã thuần nông.

Từ hộ nghèo, nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ngụ ấp Bà Tiên 1 (Phú Đông, Tân Phú Đông - Tiền Giang) đã trở thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Mướp 7 lá là loại cây trồng không còn xa lạ với người nông dân. Cùng với giá trị kinh tế mang lại, trong những năm trở lại đây ở Vĩnh Phúc, mướp 7 lá đã thay thế cây lúa trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương như Kim Long (Tam Dương), Tân Cương (Vĩnh Tường) cho hiệu quả kinh tế cao.