Hội thảo tuyên truyền mở rộng vùng nuôi GAP

Từ năm 2013 đến nay, hợp phần B thuộc Dự án CRSD đã tổ chức 14 cuộc đào tạo, tập huấn, hội thảo nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP với sự tham gia của hơn một nửa trong tổng số những hộ dân nuôi tôm tại ấp Tân Điền.
Đồng thời, tại đây Dự án CRSD còn triển khai 2 mô hình, 6 điểm trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và nuôi tôm sú quảng canh cải tiến áp dụng VietGap.
Kết quả, 2 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mang lại lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/1 ha ao nuôi.
Từ kết quả này, vùng GAP tiếp tục được mở rộng tại ấp Tân Điền cho tất cả những hộ dân còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Với tổng diện tích 2.450 ha (trồng mới 165 ha), sản lượng bình quân hàng năm trên 8.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với việc người dân ào ạt trồng tiêu thì bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên trên cây tiêu diễn biến tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.

Giá mãng cầu xiêm tại vùng chuyên canh Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang tăng cao nhất từ trước đến nay nên nông dân hết sức phấn khởi.

Sáng ý và chăm chỉ, một phụ nữ chân yếu tay mềm ở tỉnh Trà Vinh đã đi tiên phong trong việc hồi sinh lại những hàng bần xanh mướt, góp phần tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn thực khách trong Nam ngoài Bắc.

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.

Đó là đề nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai để đảm bảo cho người chăn nuôi chân chính. Theo đó, hiệp hội đang hoàn tất văn bản đề nghị tỉnh, Trung ương tăng mức xử phạt với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.