Hội thảo tuyên truyền mở rộng vùng nuôi GAP

Từ năm 2013 đến nay, hợp phần B thuộc Dự án CRSD đã tổ chức 14 cuộc đào tạo, tập huấn, hội thảo nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP với sự tham gia của hơn một nửa trong tổng số những hộ dân nuôi tôm tại ấp Tân Điền.
Đồng thời, tại đây Dự án CRSD còn triển khai 2 mô hình, 6 điểm trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và nuôi tôm sú quảng canh cải tiến áp dụng VietGap.
Kết quả, 2 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mang lại lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/1 ha ao nuôi.
Từ kết quả này, vùng GAP tiếp tục được mở rộng tại ấp Tân Điền cho tất cả những hộ dân còn lại.
Related news

Vài ngày nay, hàng chục chiếc xe chở sắn nối đuôi nhau đậu ở trước cổng Nhà máy tinh bột sắn và tràn ra tận Quốc lộ 1A chờ nhập cho nhà máy, gây mất an toàn giao thông. Qua tìm hiểu từ các tài xế xe, chúng tôi được biết có nhiều xe phải đợi hai ngày mới bán được sắn cho nhà máy.

Bà Nguyễn Thị Thoa -Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu, xem xét các ý kiến của địa phương, đơn vị để điều chỉnh bổ sung trước khi ban hành bộ quy trình kỹ thuật, tiêu chí bình tuyển cây ăn quả đầu dòng trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài những mô hình sản xuất truyền thống, thời gian qua ở Bạc Liêu, những mô hình sản xuất mới đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Và cũng từ đó, ngày càng có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.

Có 23 hộ dân tham gia mô hình với diện tích 28.6ha trồng lúa. Với sự hướng dẫn các kỹ sư, nông dân đã ứng dụng quy trình trồng các loại hoa trên bờ ruộng để thu hút các loại thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa, nhện,... đến để tiêu diệt sâu rầy trên lúa, nhằm làm giảm số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.