Hội Thảo Phát Triển Nuôi Cua Biển Xã Lợi An, Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)
Ngày 30/7, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tổ chức hội thảo kỹ thuật nuôi cua biển xanh thương phẩm tại xã Lợi An.
Tham gia hội thảo có gần 100 bà con nông dân ở 2 xã Lợi An và Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời. Bà con được các kỹ sư Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, nuôi cua biển xanh thương phẩm và các biện pháp cải tạo ao nuôi và chọn con giống... Qua đó, giúp người nuôi cua hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Ngoài ra, bà con nông dân còn tham quan thực tế 3 mô hình nuôi cua thí điểm, được hỗ trợ con giống và thức ăn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang tại hộ ông Lê Văn Hây, Lê Văn Đây và bà Nguyễn Thị Tấn, ở ấp Tân Thành, xã Lợi An. Qua gần 3 tháng nuôi cua đạt trọng lượng từ 250 - 300 g/con, ước tính thu hoạch đạt từ 150 - 200 triệu đồng/ha.
Đây là năm thứ 2 huyện Trần Văn Thời được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang chọn thực hiện mô hình nuôi cua biển xanh thương phẩm. Mô hình này là hướng đi phù hợp, đặc biệt là các xã vùng chuyển dịch bị ảnh hưởng lớn tác động biến đổi khí hậu; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở vùng đất nhiễm mặn là cần thiết, mô hình luân canh cua - lúa tại huyện Trần Văn Thời được đánh giá là có tính bền vững cao, tăng sản lượng nuôi cua của địa phương trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.
Chỉ với 3 ha đất vườn, bình quân mỗi năm gia đình ông Vành Trọng Loan, tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar - Đắk Lắk) thu về hơn 300 triệu đồng nhờ trồng sầu riêng xen tiêu và cà phê.
Gần một tuần nay, dọc sông Bồ, đoạn chảy qua địa phận 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng xảy ra tình trạng cá nuôi lồng chết trắng nổi trên sông một cách bất thường, gây lo lắng cho bà con nông dân.
Tuổi đời vườn tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ đã giảm từ 20 – 25 năm xuống còn 10 – 12 năm do ảnh hưởng của bệnh dịch, thuốc kích thích và tình trạng bón nhiều phân đạm của nông dân trong thời gian qua.
Việc nuôi cá bằng lồng bè ở hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 để tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện này.