Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Xuân về đích nông thôn mới

Tây Xuân về đích nông thôn mới
Ngày đăng: 02/10/2015

Ðến nay, Tây Xuân đã về đích, được UBND tỉnh thưởng 1,5 tỉ đồng.

Xã Tây Xuân có diện tích tự nhiên 3.655 ha; toàn xã có 1.676 hộ dân với 6.155 nhân khẩu, sinh sống ở 3 thôn, gồm Phú An, Phú Hòa và thôn Đồng Sim (thuộc diện đặc biệt khó khăn, có trên 150 hộ đồng bào Bana sinh sống).

Mặc dù không được sự hỗ trợ nhiều từ các nguồn so với các xã điểm, nhưng hơn 3 năm qua, Tây Xuân đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức để thực hiện các tiêu chí NTM; đồng thời phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân theo phương châm “Dân biết-dân bàn-dân làm-dân hưởng lợi”, nên đến nay đã đạt được 19/19 tiêu chí.

Qua 3 năm XDNTM, Tây Xuân đã huy động trên 33 tỉ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó nguồn vốn đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp chiếm trên 23,67 tỉ đồng.

Nhân dân địa phương cũng đã tự nguyện hiến 6.965 m2  đất để làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng, có nhiều hộ đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, cổng ngõ, công trình phụ có giá trị trên 20 triệu đồng để mở rộng đường giao thông.

Một trong số những người đi đầu đóng góp XDNTM ở Tây Xuân là ông Võ Bách, ở xóm Hòa Tây, thôn Phú Hòa.

Bằng uy tín của mình, ông vận động bà con đóng góp 100 ngàn đồng/hộ, riêng gia đình ông đóng góp 5 triệu đồng xây dựng trụ sở xóm để bà con trong xóm có nơi hội họp.

Ông cũng đã tự nguyện hiến gần 700 m2 đất ruộng để làm sân chơi thể dục thể thao.

Hiện nay, sân chơi đã hoàn thành, chiều chiều rất đông thanh thiếu niên đến sân tập luyện, thi đấu giao hữu bóng đá, bóng chuyền.

Bên cạnh nguồn lực địa phương, TƯ, tỉnh và huyện cũng đã hỗ trợ cho xã trên 11,66 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, các trục đường chính nội đồng, trục chính đường thôn, xóm đã được trải bê tông nhựa và đúc bê tông xi măng 100%.

Xã cũng đã huy động nhân dân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng, điện chiếu sáng dọc các tuyến đường nông thôn. Trường học các cấp đều được nâng cấp và xây dựng mới đạt chuẩn quốc gia.

Nhà văn hóa và khu thể thao xã được đầu tư xây dựng mới, đồng thời nâng cấp 3 nhà văn hóa thôn Phú An, Phú Hòa và Đồng Sim với tổng kinh phí trên 4 tỉ đồng.

Mục tiêu cốt lõi của phong trào XDNTM là nâng cao đời sống người dân.

Vì vậy, xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Về trồng trọt, xã xây dựng 2 mô hình trồng mía năng suất cao và cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía.

Chuyển đổi 70 ha ruộng 3 vụ sang sản xuất 2 vụ/năm, sử dụng các giống lúa lai cho năng suất cao đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa. Thực hiện có hiệu quả chương trình trồng rừng theo Dự án WB3.

Vận động người dân cải tạo 4 ha đất hoang hóa ở Phú An trở thành đất màu để sản xuất, tăng thu nhập; và cải tạo hơn 5.000 m2 đất hoang hóa để bà con thôn đặc biệt khó khăn Đồng Sim sản xuất lúa nước.

Về chăn nuôi, xã huy động và lồng ghép các chương trình phát triển sản xuất xây dựng 4 mô hình: nuôi bò sinh sản, nuôi gà công nghiệp, nuôi cá nước ngọt và chăn nuôi heo gia công.

Nhờ thực hiện tốt các mô hình phát triển sản xuất, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Xuân hiện đạt 29,5 triệu đồng/năm, tăng 7,75 triệu đồng so với năm 2011; tỉ lệ hộ nghèo còn 4,81%.

Môi trường là một trong những tiêu chí gặp nhiều khó khăn, nhưng để về đích đúng theo kế hoạch, xã đã triển khai thực hiện với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt. Đến nay, toàn xã có 1.704/1.781 hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, đạt tỉ lệ 95,7%.

Đặc biệt Tây Xuân là một trong những địa phương có nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công nhiều nhất huyện, xã đã và đang triển khai thực hiện việc xóa bỏ lò sản xuất gạch ngói bằng đất sét nung thủ công một cách nghiêm túc, đúng lộ trình của huyện đề ra.

Toàn xã có 46 lò gạch thủ công đã thực hiện tháo dỡ, 6 cơ sở đã chuyển đổi sản xuất theo công nghệ lò Hoffman; đến năm 2016 sẽ xóa toàn bộ lò gạch thủ công trên địa bàn.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đều có hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường.

Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đều nằm cách biệt với nhà ở, chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý bằng hầm biogas.

Bên cạnh đó, xã tổ chức thu gom rác thải tập trung về nơi quy định; định kỳ hàng tháng các tổ chức, đoàn thể và nhân dân quét dọn đường làng ngõ xóm, các khu công cộng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Xã cũng tích cực phối hợp với huyện triển khai thực hiện dự án chôn lấp chất thải rắn của huyện với tổng vốn đầu tư trên 23 tỉ đồng. 

Ông Nguyễn Đình Chương, Phó chủ tịch UBND xã Tây Xuân cho biết:

Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Xuân sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tập trung chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống người dân...


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Xuống Đồng Cấy Lúa Mùa Nông Dân Xuống Đồng Cấy Lúa Mùa

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

27/07/2013
Trợ Lực Cho Nông Dân Nuôi Bò Chất Lượng Cao Ở Bến Tre Trợ Lực Cho Nông Dân Nuôi Bò Chất Lượng Cao Ở Bến Tre

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

26/10/2012
Nuôi Lợn Thời Giá Thấp Nuôi Lợn Thời Giá Thấp

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

27/07/2013
Giải Quyết Hài Hòa Bài Toán Lợi Nhuận Trong Chuỗi Sản Xuất Lúa Giải Quyết Hài Hòa Bài Toán Lợi Nhuận Trong Chuỗi Sản Xuất Lúa

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.

02/11/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Trên Vườn Đồi Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Trên Vườn Đồi

Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.

27/07/2013