Không thay đổi, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn ì ạch

Tại diễn đàn chính sách “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập: kinh nghiệm từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” được tổ chức trong hai ngày 1 và 2-10 tại Thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Đình Bích cho rằng Việt Nam là quốc gia có chuỗi giá trị ngành lúa gạo dài nhất trên thế giới hiện nay.
Theo đó, đường đi của hạt gạo ở ĐBSCL phải qua rất nhiều khâu trung gian, từ nông dân, qua cò lúa, qua thương lái, đưa đến các nhà máy xay xát, qua môi giới bán gạo, thương nhân phân phối rồi mới đến các nhà xuất khẩu.
Theo ông Bích, điều này sẽ dẫn đến hai hệ quả.
Thứ nhất, chuỗi giá trị càng dài bao nhiêu, thì lợi nhuận phân phối cho hai chủ thể chính là người nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo càng ít hơn; thứ hai, không kiểm soát được dư lượng kháng sinh và truy xuất được nguồn gốc...
“Hệ quả tiếp theo của câu chuyện này là không thể xuất khẩu gạo vào được những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng, mà phụ thuộc rất lớn vào một số rất ít thị trường không đòi hỏi về chất lượng,” ông Bích cho biết.
Ngoài lý do về chất lượng, việc xuất khẩu gạo vào ba thị trường tập trung gồm Malaysia, Indonesia và Philippines có giá bán bình quân chênh lệch khá lớn so với mức giá bình quân của các thị trường còn lại trong quá khứ cũng dẫn đến phụ thuộc vào ba thị trường này.
Cụ thể, theo ông Bích, vào năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam vào ba thị trường nêu trên có giá bình quân cao hơn mức giá bình quân của các thị trường còn lại đến 95 đô la Mỹ/tấn; năm 2009 con số này là 106 đô la Mỹ/tấn và đến năm 2010 mức chênh lệch về giá giữa ba thị trường này với các thị trường còn lại đã lên đến 164 đô la Mỹ/tấn.
Chính lợi nhuận xuất khẩu vào ba thị trường nêu trên lớn hơn rất nhiều so với các thị trường còn lại, cho nên đã có một thời gian dài có không ít doanh nghiệp cứ trông chờ vào phân bổ hạn ngạch xuất khẩu vào ba thị trường này, mà lười tìm kiếm thị trường mới.
Tuy nhiên, theo ông Bích, từ năm 2013 trở lại đây, xuất khẩu gạo vào ba thị trường nêu trên gặp khó khăn hơn do chính sách tự túc lương thực của họ, trong khi đó, thị trường mới là Trung Quốc lại thường xuyên “nóng- lạnh” dẫn đến xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó như hiện nay.
Vì vậy, vấn đề chính của ngành lúa gạo ĐBSCL hiện nay là phải thay đổi về mặt chất lượng hạt gạo để tạo sự đa dạng về thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường khó tính, đặc biệt, phải “làm gọn” chuỗi giá trị của ngành hàng này.
Theo một số nhà chuyên môn, muốn làm được như vậy thì phải tổ chức lại sản xuất thông qua mô hình cánh đồng lớn.
Có thể bạn quan tâm

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói: "Hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón phun trên lá bày bán ngoài thị trường. Nông dân chúng tôi rất rối trí khi chọn mua phân bón để phun cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm siêu ra hoa, đậu trái, hạ phèn, ra rễ nhanh, to hạt, đẹp màu.

Những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa mà nhiều nông hộ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Chiều 28/7, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị 6 tháng đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dự và chỉ đạo hội nghị.