Hội thảo phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ Nhật Bản
Tại Hội thảo, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp sinh học Nhật Bản giới thiệu những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản để sản xuất nông sản chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng đó, chuyên gia Nhật Bản cũng đã giới thiệu máy phân tích đất (phân tích thành phần dinh dưỡng của đất trực tiếp tại đồng ruộng và cho kết quả trong khoảng 10 phút), để làm cơ sở bổ sung dưỡng chất phù hợp.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt đã trình bày tham luận về “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cấu trúc ngành trồng trọt”, sản xuất quy mô lớn dựa trên lợi thế vùng miền, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và thân thiện với môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực…
Các đại biểu cũng có buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại tỉnh BR - VT, nghe giới thiệu về công nghệ sản xuất Đạm Phú Mỹ và chứng kiến quy trình sản xuất hiện đại của nhà máy.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...
Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.
Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.