Hội thảo Phát triển ngành dừa Bến Tre và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một ngành mũi nhọn trong thời gian tới
Hội thảo nhằm mục đích phát triển, nâng cao vị thế cũng như hướng đi bền vững của cây dừa. Đến dự Hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị.
Cùng tham dự Hội thảo có ông Trần Thanh Nam - Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Cao Quốc Hưng - Thứ Trưởng Bộ Công thương;
Thứ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch ông Vương Duy Biên; ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre… và đại diện nhiều sở, ngành và doanh nghiệp dừa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo thống kê của Ban tổ chức, hiện nay có hơn 100 sản phẩm được sản xuất từ cây dừa. Tập trung chủ yếu ở Vùng duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Cửu Long.
Diện tích dừa của Việt Nam chỉ bằng 4,3% diện tích của Indonesia, 5,1% diện tích của Philippines, 8,6% diện tích của Ấn Độ và 41% diện tích dừa của Thái Lan.
Tuy nhiên theo đánh giá của các quốc gia thành viên Hiệp Hội dừa Châu Á Thái Bình Dương giá trị sử dụng và giá trị tăng thêm của dừa Việt Nam tương đương với 1 triệu ha.
ĐBSCL có diện tích dừa 130.000 ha, chiếm 78,7% diện tích dừa cả nước.
Trong đó 4 tỉnh chủ yếu chiếm 110.630 ha (tương đương 85% diện tích dừa ĐBSCL), gồm Bến Tre (68.372 ha, sản lượng 570.000 tấn), Trà Vinh (19.319 ha, sản lượng 223.318 tấn), Tiền Giang (14.988 ha, sản lượng 106.185 tấn), Vĩnh Long (7.951 ha, sản lượng 112.000 tấn).
Do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, phù sa từ các hệ thống sông ngòi đã làm cho dừa của ĐBSCL nói chung và của Việt Nam nói riêng có chất lượng tốt, cơm dày, hàm lượng dầu cao.
Bên cạnh đó giao thông thủy là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dừa ở ĐBSCL vì chi phí thấp.
Do đó ĐBSCL được ví như “Chợ dừa” của cả nước và là nguồn thu nhập của hơn 1,9 triệu hộ nông dân ở ĐBSCL.
Trước năm 2000, công nghiệp chế biến dừa chưa phát triển, người trồng dừa sống phụ thuộc chủ yếu vào việc bán trái dừa khô, hoặc bán cơm dừa khô.
Từ năm 2001, công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy bắt đầu xuất hiện, giá dừa trái tăng lên.
Năm 2005, khi đã có 16 nhà máy cơm dừa nạo sấy ra đời cùng với hàng loạt nhà máy chế biến các sản phẩm khác như than gáo dừa, than hoạt tính, thạch dừa, chỉ xơ dừa…thì giá dừa trái đã tăng lên 1800 đồng/trái, tức tăng 388% và tăng lên 8.175 đồng/trái vào năm 2010, tức tăng lên 454% sau 5 năm.
Như vậy chỉ sau 10 năm kể từ khi công nghệ chế biến các sản phẩm dừa có giá trị gia tăng cao và giá trị kinh tế cao giá dừa nguyên liệu tăng nhanh và đỉnh điểm là năm 2011, giá dừa đã lên đến 11.900 đồng/trái.
Từ đó đến nay giá dừa luôn được duy trì ở mức cao nhờ vào sự gia tăng công suất của các nhà máy hiện có, phát triển thêm các sản phẩm mới và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm dừa.
Đến nay hầu hết các phần của cây dừa đều được khai thác tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thậm chí được xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp dừa phát triển cũng chưa toàn diện, vẫn còn một số ngành hàng chưa có sản phẩm có giá trị gia tăng cao và còn phụ thuộc vào một thị trường như thạch dừa, chỉ xơ dừa...
Ngành dừa Việt Nam vẫn bị chi phối bởi ngành dừa thế giới, giá dừa vẫn biến động theo giá dừa thế giới, làm ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người trồng dừa.
Giá dừa có lúc quá cao, các nhà máy không cạnh tranh nổi với thương nhân nước ngoài đã phải tạm ngừng sản xuất; có lúc lại quá thấp, một số nông dân phải đốn dừa để trồng những cây khác có giá trị kinh tế hơn.
Toàn cảnh Hội thảo.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Nam - Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, cây dừa có hai lợi ích, kinh tế và văn hóa. Vì vậy, việc phát triển vùng dừa cần có sự đi liền với bảo vệ những giá trị văn hóa bền vững sẵn có.
Ngoài ra, ông Nam cũng nhấn mạnh rằng, cây dừa có thể thích nghi nhiều loại đất, đặc biệt là những vùng đất ven biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục triển khai dự án phát triển giống dừa, quan tâm đến các giống dừa có chất lượng, được thị trường ưa chuộng bên cạnh việc giữ gìn những giống dừa có nhiều ưu điểm sẵn có trước đây.
Ở khía cạnh Bộ Nông nghiệp, ông Nam cho biết theo quy hoạch nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến 2020 và tầm nhìn 2030 đã có những bố trí quan trọng dành để phát triển cây dừa.
Đặc biệt, đây là cây trồng không chỉ phát huy các giá trị như trên mà nó còn có ý nghĩa bảo vệ hệ sinh thái trong những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu vì đặc trưng riêng của loài cây này.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam đề nghị nhà nước xây dựng quy chế để hưởng quy chế đặc thù, để được hỗ trợ về kinh phí phục vụ các hoạt động xúc tiến trong và ngoài nước, nghiên cứu khoa học phục vụ ngành dừa.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, đại diện tỉnh Bến Tre, ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu bật ý nghĩa của cây dừa đối với người dân Bến Tre.
Theo đó, với diện tích khoảng 69.000 héc-ta và là sinh kế cho 163.000 hộ nông dân, cây dừa không chỉ là thế mạnh kinh tế, là nguồn thu và phát triển kinh tế của tỉnh mà hơn nữa, cây dừa còn là một nét văn hóa của người dân Bến Tre bởi lịch sử phát triển lâu đời.
Với nhiều lợi thế như vậy, hiện nay dừa đã trở thành đặc trưng của người dân Bến Tre.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cây dừa là một trong những thế mạnh không chỉ của Bến Tre mà nhìn rộng hơn, còn là thế mạnh của nhiều tỉnh thành ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cây dừa ở Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu; dừa Việt Nam có lợi thế là xuất khẩu giá cao, đây là điểm khác biệt nhiều so với các loại nông sản khác là lợi thế cực lớn, cần chú trọng để đưa cây dừa trở thành mũi nhọn ngành kinh tế. Ngoài việc nâng cao năng suất, chính sách chung để khai thác, phát triển cây dừa.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng thẳng thắn phân tích những vấn đề còn tồn tại của cây dừa và người nông dân đang gặp phải hiện nay để có hướng giải quyết, tháo gỡ khó khăn.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, vấn đề đầu tiên của cây dừa chính là tình trạng được mùa mất giá. Thứ hai, thu nhập của nông dân còn thấp, kéo dài trong nhiều năm.
Thứ ba là thiếu vốn, đặc biệt là vốn phát triển nông nghiệp dù thực tế, Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho nông dân.
Cuối cùng, việc xuất khẩu các sản phẩm cây dừa còn manh mún, chưa hình thành những thế mạnh sẵn có.
Bàn cách giải quyết khó khăn của nông dân nêu trên, theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, nông dân cần phải liên kết với nhau, tạo thành một tập thể đủ mạnh theo kiểu Hợp tác xã.
Ngoài ra, nông dân với đại diện của mình còn phải liên kết với các ngành khác, như cây dừa thì có thể liên kết với Bộ Công thương để xuất khẩu, liên kết với Bộ văn hóa thể thao du lịch để phát triển du lịch…
Đặc biệt, với tầm nhìn phát triển bền vững, hướng tới nhiều năm nữa, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề, tỉnh Bến Tre cần liên kết với các địa phương lân cận, như Trà Vinh, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long… để tập trung phát triển cây dừa.
Lấy Bến Tre làm trung tâm để phát triển cây dừa, liên kết các địa phương để phát huy tiềm năng thị trường, có chiến lược sản phẩm.
Ngoài sản phẩm truyền thống, cần phát triển sản phẩm công nghệ cao, thông qua các nghiên cứu khoa học về thị trường để có hướng đi bền vững với cây dừa.
Chủ động điều phối, phát huy sản phẩm của cây dừa.
Kết thúc buổi hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ mong muốn được nhìn thấy cây dừa mang lại đổi thay, khởi sắc cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, để làm được điều này, yếu tố quan trọng nhất chính là việc liên kết các địa phương trồng dừa, mà cụ thể là 4 địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang.
Với lợi thế địa lý, cộng thêm việc nhiều công trình giao thông, cầu đường hình thành trong thời gian qua, các địa phương có đầy đủ những tiền đề để liên kết lại, hình thành một Ban liên kết phát triển cây dừa.
Không những vậy, các địa phương này nên phối hợp với Hiệp hội dừa Việt Nam cùng chung sức để tạo sử chủ động trong việc trồng, sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm của cây dừa.
Ngoài sản phẩm truyền thống, cần phát triển sản phẩm công nghệ cao, thông qua các nghiên cứu khoa học về thị trường để có hướng đi bền vững với cây dừa.
Chủ động điều phối, phát huy sản phẩm của cây dừa.
Trong tương lai gần, bên cạnh lúa, cá tra hay những sản phẩm quốc gia đặc trưng khác, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân mong muốn cây dừa sẽ trở thành một trong những sản phẩm quốc gia tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, một số hộ nông dân ở xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã thực hiện thành công mô hình trồng chanh không hạt (có xuất xứ từ tỉnh Bến Tre).
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống.
Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.
Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.