Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn)
Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính được thực hiện tại 3 hộ trên địa bàn xã Yến Dương. Mỗi ao thả nuôi 2.000 con giống trên diện tích 1.000 m2, Dự án 3PAD hỗ trợ 100% tiền giống và thức ăn, vôi bột, thuốc phòng, trị bệnh và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là trên 50 triệu đồng.
Sau gần 7 tháng khảo nghiệm cho thấy, loại cá này rất phù hợp với nguồn nước và khí hậu ở địa phương, tốc độ phát triển trung bình đạt 100 gram/tháng. Đến thời điểm thu hoạch, trọng lượng cá đạt khoảng 800 gram/con (dự kiến ban đầu 400 gam); tỷ lệ sống 70%; 1.000 m2 cho thu hoạch trên 1 tấn cá, lãi trên 100 triệu đồng.
Được biết, Yến Dương là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Ba Bể với gần 80 ao hồ lớn nhỏ, tổng diện tích ao hồ trên 3ha. Tuy nhiên lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản của xã chưa đạt hiệu quả cao do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, quy mô còn nhỏ lẻ… Mô hình thí điểm nuôi cá rô phi đơn tính thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, tạo sản phẩm tươi, sạch cung ứng ra thị trường. Góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân mở rộng diện tích phát triển mô hình nuôi loại cá này.
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam…
Chi phí sản xuất đội lên, trong khi giá bán ra liên tục giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân “vỡ mộng” với lúa chất lượng thấp… là thực trạng đã và đang diễn ra đối với vụ lúa hè thu muộn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Gần 95% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu thô, không thương hiệu.
Trong lúc cây điều bị mất đi vị thế, nhiều người chặt bỏ để thay thế bằng cây khác, thì ông vẫn quyết tâm gắn bó với cây trồng này. Để tồn tại, ông đi theo hướng mà trước đây chưa ai từng làm, đó là trồng điều theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức quốc tế về Dán nhãn và Thương mại công bằng), nhờ vậy ông đã mở ra hướng đi mới cho người trồng điều tại địa phương.
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải.