Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn)
Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính được thực hiện tại 3 hộ trên địa bàn xã Yến Dương. Mỗi ao thả nuôi 2.000 con giống trên diện tích 1.000 m2, Dự án 3PAD hỗ trợ 100% tiền giống và thức ăn, vôi bột, thuốc phòng, trị bệnh và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là trên 50 triệu đồng.
Sau gần 7 tháng khảo nghiệm cho thấy, loại cá này rất phù hợp với nguồn nước và khí hậu ở địa phương, tốc độ phát triển trung bình đạt 100 gram/tháng. Đến thời điểm thu hoạch, trọng lượng cá đạt khoảng 800 gram/con (dự kiến ban đầu 400 gam); tỷ lệ sống 70%; 1.000 m2 cho thu hoạch trên 1 tấn cá, lãi trên 100 triệu đồng.
Được biết, Yến Dương là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Ba Bể với gần 80 ao hồ lớn nhỏ, tổng diện tích ao hồ trên 3ha. Tuy nhiên lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản của xã chưa đạt hiệu quả cao do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, quy mô còn nhỏ lẻ… Mô hình thí điểm nuôi cá rô phi đơn tính thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, tạo sản phẩm tươi, sạch cung ứng ra thị trường. Góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân mở rộng diện tích phát triển mô hình nuôi loại cá này.
Related news
Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.
Để tăng nhịp độ nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thủy sản vào Nga
Nghề nuôi lươn trong những năm gần đây phát triển mạnh trên địa bàn thị xã Tân Châu nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Tuy nhiên, tình hình bệnh trên lươn nuôi thương phẩm diễn biến ngày càng phức tạp đã gây không ít khó khăn cho việc định hướng và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.
Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.