Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.
Anh Thành cho biết máy sử dụng động cơ diesel có khả năng làm cỏ mía với diện tích 1 ha/ngày tiêu tốn 8 lít nhiên liệu. Chi phí làm cỏ cho 1 ha mía bằng máy chỉ tốn khoảng 450 ngàn đồng bao gồm nhiên liệu, khấu hao thiết bị, nhân công vận hành; giảm 1,5 triệu đồng so với làm cỏ thủ công. Máy làm cỏ mía còn có khả năng cày phá gốc mía và làm vun hàng cho cây mì, bông vải. Máy được thiết kế gọn nhẹ, dễ vận hành và di chuyển phát huy tốt hiệu quả trên vùng đất chuyên canh cây mía xã Hòa Sơn.
Anh Nguyễn Văn Thành canh tác 5 ha mía cho sản lượng hàng năm trên 300 tấn, doanh thu 250- 300 triệu đồng. Việc áp dụng thiết bị cơ giới làm cỏ mía giúp gia đình anh sản xuất kịp thời vụ, giảm chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Huyện Cam Lộ được ví là “thủ phủ bắp” của tỉnh Quảng Trị, với diện tích vụ ĐX 2011-2012 lên đến hàng ngàn ha. Nhưng bà con nông dân ở nhiều xã đang dở khóc, dở cười vì đã đến mùa thu hoạch nhưng giá bắp lại rẻ bèo và bán không ai mua.

Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.

Lâm Đồng là một trong những tỉnh được đánh giá có nghề trồng nấm phát triển mạnh.