Hội Thảo Liên Kết Sản Xuất Và Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm
Ngày 15/11, Hiệp hội gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục chăn nuôi và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo Liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm.
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia cầm liên tiếp xảy ra với qui mô rộng. Chính vì vậy, liên kết tạo chuỗi giá trị thực phẩm sạch, an toàn là một đòi hỏi cấp thiết. Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có trên 315 triệu con gia cầm, thế nhưng qui mô chăn nuôi còn rất nhỏ lẻ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc liên kết giữa các khâu bị hạn chế.
Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.
Hội thảo đưa ra nhiều giải pháp, nhằm tìm ra hướng liên kết hoàn chỉnh nhất giúp người nuôi giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, nhập lậu, góp phần đưa ngành chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.thtg.vn/hoi-thao-lien-ket-san-xuat-va-thi-truong-tieu-thu-san-pham-gia-cam/
Related news
Nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm, giúp nhiều hộ dân sống xung quanh lòng hồ thủy điện Hòa Bình nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nếu đầu tư bài bản, đảm bảo kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh, nuôi thỏ cho lợi nhuận không hề thấp.
Trồng cây sắn, cây mía luôn bấp bênh đã khiến anh Nguyễn Văn Bính quyết tâm trồng nấm sò, làm giàu ngay trên quê hương mình.
Xã Phụng Công, huyện Văn Giang (Hưng Yên) là địa phương điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập kinh tế cao nhờ nghề trồng hoa.
Trên diện tích đất đồi 7ha tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư và trồng thành công 4 loại dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng.