Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm
Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.
Ông Huỳnh văn Thảo, xã Phú Thành B cho biết, để nuôi tôm mùa nghịch, người nuôi thả tôm giống từ tháng 12 âm lịch, đến tháng 5 bắt đầu thu hoạch. Tôm mùa nghịch giá cao hơn vụ chính khoảng 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mùa này thường bị thiếu nước làm ao nuôi bị nóng, tôm dễ bị sốc nhiệt dẫn đến chậm lớn, vì vậy người nuôi thường phải bơm thêm nước.
Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Trưởng trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết, huyện không khuyến khích nuôi tôm mùa nghịch vì chi phí nhiều, rủi ro cao, tôm thu hoạch vô loại đạt thấp không bán cho công ty được, chỉ bán tôm xô cho thương lái. Bên cạnh đó, nuôi vụ nghịch sẽ làm trễ thời gian cải tạo ao cho vụ chính, nhất là làm liên vụ dễ phát sinh dịch bệnh cho vụ sau. Những năm trước đây diện tích vụ tôm mùa nghịch của huyện lên đến 200ha, nhưng do có nhiều rủi ro, việc nuôi tôm không bền vững nên hiện nay chỉ còn khoảng 50ha.
Con giống cũng là vấn đề nan giải đối với các hộ nuôi. Năm nào người nuôi cũng phải chạy lo con giống, trên thị trường có nhiều chủng loại khác nhau, chất lượng không đảm bảo dẫn đến lượng tôm nuôi bị hao hụt tăng cao gây thiệt hại cho người nuôi. Toàn tỉnh hiện có 26 trại sản xuất tôm giống, tuy nhiên các trại này công nghệ sản xuất chưa hoàn chỉnh, chưa cung cấp đủ số lượng tôm giống cho người nuôi, vì vậy các hộ dân vẫn còn phải sử dụng các giống trôi nổi do Trung quốc sản xuất.
Vừa qua, Công ty TNHH sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh Bá Tòng có kế hoạch đầu tư xây dựng trại giống tại ấp Phú Long, xã Phú Thành B (Tam Nông) với quy mô sản xuất 130 triệu con giống/năm, diện tích 1.000ha, với tổng giá trị đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, Công ty sẽ cung ứng giống tôm càng xanh cho các hộ nuôi vùng dự án, giúp người dân chủ động thời gian thả nuôi cũng như giảm được chi phí và tăng thêm lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm
Đầu vào tiếp tục tăng, đầu ra co lại, khiến thuỷ sản, lúa gạo gặp khó khăn trong thời gian qua. Dự báo tình hình vẫn chưa được cải thiện trong bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới giảm và các nước nhập khẩu chủ lực hàng hóa của Việt Nam điều chỉnh chính sách.
Do giá bán các máy ấp trứng trên thị trường quá cao, ông Nguyễn Tấn Lộc (ấp Láng Dài, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tự thiết kế thành công chiếc máy ấp trứng gà, mỗi tuần cho ra lò hơn 300 con gà giống cung cấp cho thị trường.
Năm 1981, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long - Tam Dương luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình.
Trong một chuyến đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm thực tế về kỹ thuật trồng cây chanh dây từ người dân, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Trịnh Văn Quyền – thôn 8 – xã ĐăkNia – thị xã Gia Nghĩa – tỉnh Đăk Nông. Đây là một trong những gia đình trồng chanh dây đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phú Yên hiện có gần 1.000 tàu cá đang nằm bờ, trong đó có khoảng 670 tàu khai thác xa bờ, nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao, giá bán thủy sản thấp, không ổn định nên có hơn 80% tàu thuyền khi về bến bị lỗ vốn. Để động viên ngư dân tiếp tục bám biển, các ngành chức năng và địa phương ven biển Phú Yên đang tập trung chỉ đạo hoạt động khai thác thủy sản đạt hiệu quả, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân…