Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ

Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ
Publish date: Wednesday. November 5th, 2014

Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.

Ngày 03/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo vệ môi trường thủy sản khu vực Nam bộ”.

Đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu các Viện, trường đại học, các nhà quản lý ngành Nông nghiệp, thủy sản các tỉnh trong khu vực Nam bộ đã về dự. 24 tham luận liên quan đến vấn đề thủy sản, bảo vệ môi trường nuôi bền vững, phòng trị bệnh cho tôm, cá, tác động của biến đổi khí hậu đến nghề nuôi tôm... cùng những thực trạng, kiến nghị, đề xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý trình bày tại Hội thảo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghề nuôi thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu và phát triển nhanh chóng ở cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Đặc biệt là từ khi sản xuất giống nhân tạo các đối tượng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long như cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng thành công và phổ biến, cùng với việc sử dụng thức ăn công nghiệp, quá trình nuôi ngày càng đi vào thâm canh, công nghiệp.

Năm 2013, đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi gần 800 ngàn ha thủy sản (chiếm 90% diện tích cả nước), sản lượng đạt 2,2 triệu tấn, chiếm khoảng 85% về sản lượng của cả nước, trong đó có 650 ngàn ha tôm sú với sản lượng 310 ngàn tấn; 5.000 ha cá tra với sản lượng trên 1 triệu tấn...

Do nuôi thâm canh năng suất, mật độ thả nuôi ngày càng cao, sản lượng ao nuôi ngày càng lớn, nên dịch bệnh cũng xảy ra thường xuyên hơn; đồng thời sự phát triển nuôi thủy sản nhanh chóng đã đưa đến nhiều hệ lụy như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời, nhu cầu thức ăn nuôi thủy sản tăng nhưng năng lực của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, nguồn giống thủy sản được sản xuất tràn lan, dẫn đến việc quản lý chưa chặt chẽ… làm ảnh hưởng chất lượng thủy sản, ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững của ngành.

Để phát triển bền vững ngành thủy sản trong thời gian tới, các đại biểu trong tham luận của mình đã có những kiến nghị đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương cần cơ cấu lại cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung theo quy hoạch để đảm bảo nuôi thủy sản công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn theo các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đồng thời cần xây dựng các thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam và đăng ký bản quyền trên thị trường quốc tế; đặc biệt là việc nghiên cứu hợp tác quốc tế trong quy hoạch, sử dụng, bảo vệ môi trường nước của vùng hạ lưu sông Mê Kông.


Related news

Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm 9 Tháng Đầu Năm Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm 9 Tháng Đầu Năm

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 9 tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi cả nước còn gặp nhiều khó khăn nhất là giai đoạn 6 tháng đầu năm do giá bán sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp trong khi giá thức ăn và các chi phí khác cho chăn nuôi vẫn ở mức cao, cùng với đó, dịch bệnh xảy ra khiến người chăn nuôi thua lỗ và bỏ chuồng nhiều.

Monday. October 7th, 2013
Trở Ngại Đầu Ra Lúa Hè Thu Ở Hậu Giang Trở Ngại Đầu Ra Lúa Hè Thu Ở Hậu Giang

Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bước vào thu hoạch vụ lúa Hè thu năm 2013. Tuy năng suất có tăng hơn so năm trước nhưng giá lại giảm mạnh, trong khi chi phí sản xuất cao khiến áp lực đè nặng trên đôi vai người nông dân.

Friday. May 31st, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen

Sau 6 tháng thả nuôi, trung bình cá nặng 2kg/con, sản lượng đạt 1.125 kg, kinh phí thu được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 20 triệu đồng.

Tuesday. October 8th, 2013
Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh

Thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Vân Canh và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), được sự giúp đỡ của huyện bạn, huyện Vân Canh đã xây dựng Đề án phát triển nuôi hươu sao, xây dựng mô hình phát triển loại vật nuôi mới này để nông dân tiếp cận.

Friday. June 14th, 2013
Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Ở Đình Chu (Vĩnh Phúc) Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Ở Đình Chu (Vĩnh Phúc)

Ông Trần Văn Hiện – Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu (Lập Thạch - Vĩnh Phúc), là 1 trong 4 hộ tham gia nuôi với mô hình nuôi thỏ của xã cho biết: Gia đình nuôi 25 thỏ cái, hiện nay đều đã sinh sản, nhiều con đã sinh sản lứa thứ hai, mỗi lứa 6 – 8 con. Thỏ con phát triển tốt, khỏe mạnh. Lứa thỏ đầu được bán giống.

Friday. October 11th, 2013