Hội Thảo Kết Nối Doanh Nghiệp Với Người Nuôi Tôm

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong phát triển nuôi tôm công nghiệp. Trong đó xây dựng mô hình liên kết sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, hội thảo lần này thu hút rất nhiều nhà tài trợ tham gia cùng dự án: WWF, SNV, Công ty thủy sản Quốc Việt, và các công ty giống thủy sản chất lượng như Hawaii Farm, Việt - Úc,...
Đa số người nuôi tôm đều đồng tình cùng dự án. Đại diện doanh nghiệp cũng chia sẻ khó khăn cùng với các hộ nuôi và hứa sẽ cung cấp những loại giống tốt cùng với quy trình kỹ thuật để người nông dân giảm rủi ro trong sản xuất.
Vấn đề thu mua tôm nguyên liệu giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp thu mua được bàn luận sôi nổi với nhiều yêu cầu hỗ trợ để nâng giá thành, tránh tình trạng ép giá gây thiệt thòi cho người nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Sự việc một số thương lái nhập khẩu tôm hùm giá rẻ về Việt Nam, sau đó tái xuất sang Trung Quốc đang đe dọa hàng loạt vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ.

Ông Đoàn Trọng Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết hiện các doanh nghiệp đang tồn kho gần 2.000 tấn trà Ô long, do xuất khẩu sang lãnh thổ Đài Loan gặp khó khăn.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Hôm (12.10), Hội nghị toàn quốc phòng, chống phân bón giả được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó, thông tin được đưa ra tại một diễn đàn phòng, chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra tại Thanh Hóa hôm 9.10 đã khiến không ít đại biểu giật mình.

Hai nhà máy cá tra của Hùng Vương có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ của Nhật, Mỹ và châu Âu.